Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện các quy định về XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu; xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi vi phạm mới phát hiện sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu liên quan đến hoạt động công vụ.
Kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện các quy định của pháp luật là một công tác đặc biệt quan trọng. Việc này được tiến hành một cách đều đặn và thường xuyên trong các cơ quan nhà nước. Đây được xem là một nhiệm vụ trọng tâm của vấn đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Theo đó, nội dung chỉ
rõ: “Trong thời gian tới cần tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng
đầu ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí dễ xảy ra tiêu cực; xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức và cá nhân vi phạm. Kết hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên với kiểm
tra, giám sát theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất và kiểm tra dấu hiệu vi phạm.”129.
Việc kiểm tra, giám sát góp phần phòng ngừa các vi phạm kỷ luật. Nếu lơ là công tác này, sẽ dẫn đến việc để các hành vi vi phạm được thực hiện quá lâu nhưng không ai phát hiện, mà khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện thì hậu quả của các vi phạm này để lại đã ảnh hưởng sâu rộng và khó khắc phục trên thực tế. Cho nên việc theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thường xuyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm khi nó mới được thực hiện.
Giám sát việc áp dụng và thực hiện quy định về XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu cần được xây dựng và hoàn thiện ở các khía cạnh sau:
Một là, về chủ thể giám sát.
Chủ thể có quyền giám sát việc XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu trước tiên đó là các cơ quan đã từng có quyền quản lý theo phân cấp của Đảng và Nhà nước lúc cán bộ, công chức còn đang đương nhiệm. Ví dụ như Chính Phủ, các Bộ, và cơ quan ngang Bộ. Ngoài ra, ở các địa phương thì có Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban liên quan.
Ngoài ra, việc giám sát công tác XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu còn được tiến hành bởi chính cơ quan có thẩm quyền XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Bên cạnh đó, mọi người dân trong xã hội cần chủ động và thực hiện tốt quyền, trách nhiệm giám sát hoạt động công vụ một cách tích cực. Sự tham gia của người dân và xã hội trong việc giám sát công chức khi thi hành công vụ là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả trong tổ chức thực thi pháp luật về XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu ở nước ta hiện nay.
Hai là, về hình thức giám sát.
Việc giám sát quá trình XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu được tiến hành thông qua hình thức thanh tra, kiểm tra.
Ba là, về phương thức giám sát
Thiết lập cơ chế giám sát việc thực hiện quy định theo hướng đảm bảo tính công khai, minh bạch. Tăng cường trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ. Cụ
129 https://vksdanang.gov.vn/dang-doan-the/chi-tiet?id=45770&_c=92,93,94,95,96,97 (truy cập ngày 10/6/2021).
thể bằng việc: công khai tiếp nhận và phản hồi những ý kiến kiến nghị; phản ánh; tố cáo của người dân về các thủ tục hành chính; hoạt động công vụ; ứng xử của cán bộ, công chức qua hòm thư tiếp nhận được đặt ở mỗi cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình,…cũng là một phương thức giám sát hữu hiệu.
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền trong xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu nói riêng.
Để việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn vừa “hồng” vừa “chuyên”, thực sự là “công bộc” của nhân dân được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trong quản lý và xử lý kỷ luật thì rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và các địa phương. Theo đó, các cơ quan, tổ chức cần thường xuyên mở các khóa bồi dưỡng ngắn hạn trong năm với cách truyền tải thường xuyên đổi mới về mặt nội dung, chương trình. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy cần có sự thay đổi linh hoạt để bắt kịp với sự phát triển về giáo dục của xã hội. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần thiết kế bám sát nhu cầu thực tiễn theo từng vị trí và đối tượng bồi dưỡng. Ngoài ra, cần phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để nâng cao năng lực; kích thích và khơi dậy sự tìm hiểu của đội ngũ cán bộ, công chức về kiến thức pháp luật trong xử lý kỷ luật. Việc tự nâng cao năng lực bằng cách chủ động tự học và tự nghiên cứu cũng là một cách để bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức nói chung và các cá nhân có thẩm quyền trong xử lý kỷ luật nói riêng.
Các cơ quan, tổ chức cần nghiên cứu và ban hành bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức ở đơn vị mình với những tiêu chí phù hợp, rõ ràng và minh bạch. Đây là cơ sở để xây dựng một nền công vụ liêm chính với đội ngũ cán bộ, công chức tận tâm, tận tụy, coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức nhân cách, lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức. Phẩm chất năng lực đạo đức tốt, nhân cách sống của người cán bộ nhân dân được thấm nhuần trong tư tưởng thì sẽ tránh được những oan sai, vi phạm từ phía cá nhân có thẩm quyền trong XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và người dân.
Các cơ quan, tổ chức cần chú trọng vào công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như mời báo cáo viên tuyên truyền cho cán bộ, công chức trong cơ quan mình về một văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề khi một Luật mới được ban hành có liên quan đến yêu cầu công tác cũng là một cách để học tập và trao đổi nghiên cứu.
Bên cạnh việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức thì việc phổ biến pháp luật đến người dân phải luôn được chú trọng và đề cao để đảm bảo tính khả thi của quy định xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Bởi người dân là những kênh phản biện và giám sát sâu rộng trong xã hội. Nhân dân có hiểu biết quy định về xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu thì mới mạnh dạn bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc kiến nghị, tố cáo những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm công vụ trong thời gian công tác gây ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua quá trình tìm hiểu thực tiễn, tác giả đã tóm lược tình hình vi phạm của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm trong thời gian công tác đã diễn ra trên thực tế trước và sau thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019. Đây là những thông tin phản ánh thực tế khách quan và có giá trị mà tác giả đã tìm kiếm được nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.
Từ những thông tin có được đó, kết hợp cùng với việc nghiên cứu và phân tích thực trạng về việc xử lý kỷ luật kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Tác giả đã chỉ ra được những bất cập, vướng mắc về mặt quy định của pháp luật cũng như những hạn chế trong thực tiễn XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Bên cạnh đó, trước khi sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 thì việc XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn được thực hiện mặc dù không có một quy phạm dẫn chiếu nào quy định. Điều này mang nặng tính chủ quan của cơ quan nhà nước trong việc XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Đến khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì tồn tại một số khó khăn nhất định về cách hiểu, cách áp dụng như đã trình bày. Nguyên nhân của các khó khăn này xuất phát từ những hạn chế và bất cập nhất định về mặt quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 cũng như Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Từ những bất cập đang tồn tại của quy định pháp luật và hạn chế trong thực tiễn XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Tác giả đã tìm hiểu và đưa ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến những khó khăn, bất cập và hạn chế như đã nêu ở thực trạng. Cuối cùng, bằng việc suy luận logic vấn đề và áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp. Tác giả đã kiến nghị những giải pháp về mặt pháp luật cũng như về mặt thực tiễn để nâng cao hiệu quả trong công tác XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
KẾT LUẬN CHUNG
XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một chủ trương lớn của Đảng trong vấn đề siết chặt kỷ luật, kỷ cương và “không có vùng cấm” trong xử lý vi phạm. Đây là một chế định hoàn toàn mới, được ghi nhận trong Luật với vai trò xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu, khóa luận cơ bản giải quyết được một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và trình bày được những vấn đề lý luận chung như
khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một khái niệm mới mà khoa học pháp lý và pháp luật vẫn chưa ghi nhận minh thị đó là thuật ngữ “cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu”.
Thứ hai, trình bày và phân tích được những quy định của pháp luật Việt Nam
về hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật; nguyên tắc xử lý kỷ luật; thẩm quyền xử lý kỷ luật; thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật liên quan đến chế định XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Thứ ba, tóm lược được tình hình vi phạm của cán bộ, công chức đã nghỉ việc,
nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm trong thời gian công tác đã diễn ra trên thực tế trước và sau thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức năm 2019.
Thứ tư, chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc và bất cập nằm ở thực trạng
quy định của pháp luật và những hạn chế trong thực tiễn XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu trước và sau thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức năm 2019.
Thứ năm, tìm ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách
quan dẫn đến những bất cập, khó khăn và hạn chế trong việc thi hành và áp dụng pháp luật về XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Thứ sáu, kiến nghị được giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về XLKL
CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu để tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xử lý, áp dụng pháp luật trong xử lý kỷ luật các cá nhân vi phạm. Bên cạnh đó, khóa luận đã đưa ra được những giải pháp có giá trị về mặt thực tiễn nhằm phòng ngừa và hạn chế những vi phạm kỷ luật trên thực tế. Qua đó nâng cao hiệu quả trong công tác XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Tóm lại, thông qua những kết quả đạt được về quá trình nghiên cứu của tác giả đối với những vấn đề lý luận và thực tiễn như đã trình bày. Khóa luận đã thực hiện được những mục tiêu đặt ra nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công tác XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Qua đó đóng góp một phần sức lực trong việc thực hiện thành công đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về xử lý kỷ luật. Sự hạn hẹp về mặt thời gian, cũng như kiến thức chuyên môn của tác giả về vấn đề này chưa được toàn diện và bao quát; cho nên khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Với tinh thần tiếp thu kiến thức và học hỏi của bản thân, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy, Cô để đề tài này sớm được hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• VĂN KIỆN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
4. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII ngày 30 tháng 10 năm 2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
6. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII ngày 19 tháng 5 năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
7. Quy định số 102-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định về kỷ luật Đảng viên vi phạm.
• VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
2. Bộ luật Hình sự (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
3. Luật Thi đua, khen thưởng (Luật số 15/2003/QH11) ngày 26 tháng 11 năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 17/2008/QH12) ngày 03 tháng 6 năm 2008.
5. Luật Cán bộ, Công chức (Luật số 22/2008/QH12) ngày 13 tháng 11 năm 2008. 6. Luật Thanh tra (Luật số 56/2010/QH12) ngày 15 tháng 11 năm 2010.
7. Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12) ngày 15 tháng 11 năm 2010. 8. Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13) ngày 11 tháng 11 năm 2011. 9. Luật Cơ yếu (Luật số 05/2011/QH13) ngày 26 tháng 11 năm 2011.
10.Luật Tổ chức Quốc hội (Luật số 57/2014/QH13) ngày 20 tháng 11 năm 2014. 11.Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13) ngày 20 tháng 11 năm 2014. 12.Luật Tổ chức Chính phủ (Luật số 76/2015/QH13) ngày 19 tháng 6 năm 2015.
13.Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 80/2015/QH13) ngày 22 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
14.Luật Tố tụng Hành chính (Luật số 93/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015. 15.Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật số 36/2018/QH14) ngày 20 tháng 11 năm
2018.
16.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức (Luật số 52/2019/QH14) ngày 25 tháng 11 năm 2019.
17.Nghị định 06/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những người là công chức.
18.Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 11 tháng 11 năm 2015 của