và Luật Viên chức năm 2019 có hiệu lực (sau ngày 01 tháng 7 năm 2020)
Từ khi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2020 cho đến nay, việc kiểm tra, giám sát các hành vi vi phạm được đẩy mạnh ở các cấp, các ngành và toàn diện ở các địa phương. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và siết chặt việc kiểm tra, giám sát tiếp tục được thực hiện đúng với tinh thần chủ trương trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ngày 25/1/2021 đến 1/2/2021, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Đại hội XIII. “Với phương châm “Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Sáng tạo – Phát triển…Trong đó, nội dung dân chủ và kỷ cương được coi trọng, gắn với xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”77. Đây là một chủ trương xuyên suốt trong
công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử cho đến nay. “Có thể thấy so với kỳ Đại hội trước, số lượng đảng viên có dấu hiệu vi phạm, xử lý kỷ luật đã giảm đi rõ rệt: Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trong việc kiểm tra 264.091 tổ chức đảng và 1.124.146 đảng viên; tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 15.920 tổ chức đảng và 47.701 đảng viên. Qua kiểm tra, cấp uỷ các cấp đã thi hành kỷ luật 1.329 tổ chức đảng và 69.600 đảng viên bằng các hình thức khác nhau; uỷ
ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 17.610 đảng viên”78. Đây là những số liệu
khả quan và tích cực trong xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức; trong đó có cả những cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Bên cạnh đó, việc áp dụng và thực thi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 bước đầu đã đi vào đời sống và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chính vì vậy, mà trong giai đoạn này, đã phát hiện ra hàng loạt các vi phạm của cán bộ, công chức ở
77 Nguyễn Quang Vinh (2021), “Dân chủ - Kỷ cương trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 302), tr. 7.
78 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Tập 2, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 288.
nhiều cấp, ngành và các địa phương, nhưng đến khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện ra. Thông qua quá trình tổng hợp, tìm hiểu và tìm kiếm thực trạng, có thể nêu ra một vụ việc điển hình như sau:
Đó là vi phạm của ông Nguyễn Văn Bình. Ông Bình nguyên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiệm kỳ 2011 – 2016 và bây giờ đã được phân công đảm nhận chức vụ khác. “Ngày 6/11/2020, sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy trong thời gian giữ cương vị uỷ viên Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình đã có những những vi phạm, khuyết điểm sau: Chịu trách nhiệm người đứng đầu về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản quy định có nội dung không đầy đủ, không đúng nguyên tắc theo quy định của Chính phủ, dẫn đến các vi phạm, khuyết điểm trong xử lý nợ xấu, gây thất thu ngân sách nhà nước, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc khi không báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương đối với những vấn đề lớn, hệ trọng. Không báo cáo đầy đủ và thực hiện không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc mua
bắt buộc 3 ngân hàng với giá không đồng là vi phạm nguyên tắc thẩm quyền,..”79.
Mặt khác, có thể thấy “Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cá nhân ông. Trong quá trình kiểm điểm, ông Bình đã nhận trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ
luật”80. Như vậy có thể thấy, sau khi được phân công nhiệm vụ mới thì mới phát hiện
ra những vi phạm của ông Bình lúc ông còn đảm nhận chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Do đó, có thể khẳng định các hành vi vi phạm này được thực hiện lúc còn đang đương nhiệm nhưng nghỉ việc mới phát hiện ra vi phạm đó.
Có thể thấy, từ khi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2020 cho đến nay. Những vụ vi phạm như đã nêu đã và đang được điều tra, dần dần sẽ đưa ra xử lý kỷ luật trong thời gian gần nhất. Nhìn chung, các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu trong giai đoạn hiện nay không chỉ đơn thuần là tham nhũng như trong thời gian trước. Mà các hành vi này ngày càng diễn ra trên nhiều lĩnh vực như vi phạm trong quản lý đất đai, bí mật nhà nước, tổ chức cán bộ,…thậm chí có những hành vi vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những cá nhân vi phạm thường là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở Trung ương và địa phương với xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Trong đó, có cả những cán bộ tuy đã hết đảm nhận chức vụ cũ nhưng khi đảm nhận chức vụ mới lại phát hiện ra các vi phạm khi còn đang đảm nhận chức vụ cũ. Điều này gây ra những phản ánh trái chiều trong dư luận, làm mất đi hình ảnh người cán bộ đảng viên “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khi mà xu hướng tha hóa quyền lực ngày càng gia tăng thì các hành vi vi phạm lại xảy ra ngày càng nhiều. Các biểu hiện vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức đã và đang xảy ra là rào cản lớn trong công cuộc cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
79 https://tuoitre.vn/bo-chinh-tri-ky-luat-canh-cao-ong-nguyen-van-binh-20190806231613543.htm (truy cập ngày 20/5/2021).
80 https://tuoitre.vn/bo-chinh-tri-ky-luat-canh-cao-ong-nguyen-van-binh-20190806231613543.htm (truy cập ngày 20/5/2021).