Những hạn chế trong thực tiễn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc,

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 57 - 63)

vấn đề này. Cho nên Luật mới đã đặt ra một trách nhiệm pháp lý mới mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.

Bên cạnh đó, trước ngày 01/7/2020, mặc dù có phát hiện hành vi vi phạm sau khi đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng do không có cơ sở pháp lý quy định cho nên không thể tiến hành xử lý kỷ luật được. Sau ngày 01/7/2020, thì có cơ sở để tiến hành xử lý theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019. Do đó đã gây bất lợi cho cá nhân vi phạm đồng thời đây cũng là trách nhiệm pháp lý nặng hơn bởi vì vốn không có từ trước mà nay theo quy định của Luật mới thì lại bị xử lý kỷ luật. Chính vì vậy, mà có thể thấy quy định trên không phù hợp với quy định về hiệu lực hồi tố của pháp luật nước ta và càng không phù hợp với tinh thần nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Nhìn từ góc độ lý luận:

Quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 như đã dẫn, không phải là “trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn”, càng không phải là “không quy định trách nhiệm pháp lý”. “Khoản 5 Điều 84 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung 2019) tuy không rơi vào hai trường hợp kể trên nhưng lại áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực là hoàn toàn không phù hợp với khoản 4 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật pháp luật năm

2015”107. Do vậy, quy định trên có thể thấy không phù hợp với bản chất của lý luận

chung về pháp luật.

2.2.2 Những hạn chế trong thực tiễn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu việc, nghỉ hưu

Trong khoảng thời gian trước ngày 01/7/2020, nhiều cơ quan, tổ chức đã tiến hành XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu do mới phát hiện những vi phạm trong thời gian công tác. Tuy nhiên trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả chỉ đưa ra một

105 Khoản 1 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

106 Khoản 2 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

107 Cao Vũ Minh (2020), “Xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác”, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr. 173.

số vụ việc điển hình đã được công khai và được phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nhằm làm dẫn chứng phục vụ cho việc nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, ngày 24/01/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

106/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng bằng hình thức “xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 – 2016”.

Thứ hai, ngày 16/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 Quyết định thi

hành kỷ luật như sau:

Một là, Quyết định số 1199/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông

Nguyễn Minh Quang (nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011 – 2016) bằng hình thức “cảnh cáo”.

Hai là, Quyết định số 1200/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Võ

Kim Cự bằng hình thức “xóa tư cách nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 – 2015”.

Ba là, Quyết định số 1201/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông

Nguyễn Thái Lai bằng hình thức “xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 2011 – 2015”.

Bốn là, Quyết định số 1202/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Bùi

Cách Tuyến bằng hình thức “xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 2011 – 2015”.

Thứ ba, ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

880/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Trương Minh Tuấn (Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) bằng hình thức “cảnh cáo”.

Thứ tư, ngày 26/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1443/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son bằng hình thức

xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 – 2016”.

Thứ năm, ngày 25/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1246/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Hồng Trường bằng hình thức “xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2017”.

Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật các cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu trên thực tế còn tồn tại một số vấn đề đáng bàn, cũng như vẫn còn những điểm vướng mắc. Cụ thể như sau:

Về cơ sở pháp lý để áp dụng:

Trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì việc XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu có thể thấy vẫn được thực hiện theo thủ tục thông thường. Mặc dù trong khoảng thời gian đó, pháp luật vẫn chưa có quy định về việc XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu hay hình thức có tính chất kỷ luật “xóatư cách nguyên”. Không thể phủ nhận một điều là Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 và Nghị định 34/2011/NĐ-CP là những văn bản quan trọng quy định những vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý kỷ luật. Tuy nhiên trên thực tế vẫn XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu thì liệu rằng việc xử lý như vậy có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Không thể cho rằng: pháp luật không quy định thì các cơ quan nhà nước có quyền áp

dụng “một trách nhiệm pháp lý gây bất lợi” cho cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Bởi, “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan nhà

nước, cán bộ, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”108. Không quy

định hay không cấm thì cũng không đồng nghĩa là các cơ quan nhà nước có thể tùy

tiện áp dụng biện pháp này với tính chất là một hình thức kỷ luật”109.

Mặt khác, “Không phải vì quyết liệt với “bài toán khó” này mà các cơ quan quản lý bất chấp đặt ra các hình thức xử lý để giải quyết. Việc đặt ra những giải pháp này của các cơ quan quản lý quản lý như “trăm hoa đua nở”, gây rối loạn hệ thống pháp luật và xa hơn nữa là tạo nên những hệ lụy xấu trong hoạt động quản lý nhà

nước”110. Tác giả đồng tình với ý kiến trên. Nếu phát hiện vi phạm mà không xử lý

thì chẳng khác nào để các cá nhân này “ngoài vòng pháp luật”. Tuy nhiên nếu xử lý kỷ luật như vậy thì liệu có thể xem là “tự đặt ra quy định” để xử lý hay không? Chính vì không có quy định, cho nên nên tác giả không đánh giá được thực trạng áp dụng pháp luật về XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Về mặt công tác tổ chức thực hiện trên thực tế, cũng cho thấy một số điểm hạn chế đáng bàn như sau:

Thứ nhất, về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật.

Những cá nhân kể trên trong thời gian công tác có thể sẽ được tặng Huân chương, Bằng khen, Danh hiệu thi đua trên cơ sở chức vụ đã đảm nhiệm. Khi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức “xóa tư cách nguyên” thì liệu rằng các Huân, Huy chương và Bằng khen đó còn hiệu lực hay không? Thực tế cho thấy, ngày 07 tháng 4 năm 2016, Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 693/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương độc lập hạng Nhì cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 26 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1443/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son bằng hình thức “xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ

Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 – 2016”. Như vậy thì Huân chương độc

lập hạng Nhì của ông Nguyễn Bắc Son liệu còn có giá trị? “Vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau và chưa có câu trả lời chính thức từ phía cơ quan

nhà nước”111.

Ngoài ra, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008112 (hiện đang có hiệu lực vào thời gian đó) thì Bộ trưởng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là Thông tư và Uỷ ban nhân dân cũng có thẩm quyền

108 Vũ Thư (2007), “Về nội dung các mệnh đề: “Viên chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” và “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm””, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 10). 109 Cao Vũ Minh (2020), “Xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác”, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr. 173. 110 Cao Vũ Minh (2020), “Xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác”, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr. 168. 111 Cao Vũ Minh (2020), “Xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác”, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr. 171. 112 Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008.

ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là Quyết định. Trên thực tế, trong phạm vi thẩm quyền được Luật quy định, thì các cá nhân từng giữ chức vụ Bộ trưởng (ông Vũ Huy Hoàng, ông Trương Minh Tuấn) đã ký ban hành Thông tư hoặc các Thứ trưởng (ông Bùi Cách Tuyến, ông Nguyễn Thái Lai) đã ký với hình thức chữ ký là “KT (Ký thay)” và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (ông Võ Kim Cự) đã ký các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Như vậy, thì liệu các văn bản pháp luật này liệu còn hiệu lực hay không? Thực tế, đơn cử là Thông tư số 57/2013/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31 tháng 12 năm 2013 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do ông Bùi Cách Tuyến (từng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) ký thay Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để ban hành. Theo cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật113, thì Thông tư này vẫn còn hiệu lực. Việc áp dụng một văn bản quy phạm pháp luật do một Thứ trưởng của một Bộ đã không còn được xem là người có chức vụ tại thời điểm đó ký ban hành liệu có hợp lý và ảnh hưởng gì không? Do đó mà vấn đề hiệu lực ở các văn bản do các cá nhân vi phạm này ký cũng là vấn đề đáng lưu tâm và còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh.

Bên cạnh đó, hình thức xử lý kỷ luật “cảnh cáo” được áp dụng đối với ông Nguyễn Minh Quang và ông Trương Minh Tuấn như đã trình bày. Việc áp dụng hình thức kỷ luật “cảnh cáo” lại hoàn toàn không có ý nghĩa gì với những người không còn là cán bộ và công chức. Bởi, nếu xét đối với công chức đang đương nhiệm, nếu bị kỷ luật cảnh cáo sẽ kéo theo hệ quả mà các cá nhân này phải chịu như “không được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong 12 tháng, kể

từ ngày quyết định có hiệu lực”114. Tuy nhiên, đối với những người đã nghỉ việc, nghỉ

hưu thì việc áp dụng hình thức kỷ luật “cảnh cáo” có thể không mang lại mục đích trừng trị, giáo dục và răn đe đối với chính cá nhân vi phạm đó. Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến như sau: “Trước câu hỏi việc xử lý kỷ luật khi đã không còn đương chức có tác dụng không, ông Nguyễn Đình Quyền cho hay, cán bộ công chức khi rời nhiệm sở còn có lý lịch, hồ sơ tư pháp. "Ví dụ sau khi nghỉ hưu mà thành lập doanh nghiệp, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ tư pháp và biết cán bộ đó đã bị xử

lý kỷ luật", ông Quyền nói.”. Theo đó, trong một số trường hợp liên quan đến yếu tố

nhân thân thì việc xử lý kỷ luật sau khi đã nghỉ việc, nghỉ hưu bằng hình thức cảnh cáo vẫn gây ra một số hậu quả bất lợi chứ không hoàn toàn là không có ý nghĩa gì. Tuy nhiên nếu xét về ý nghĩa của việc xử lý kỷ luật thì mục đích đạt được về mặt trừng trị, giáo dục và răn đe khá là mờ nhạt.

Thứ hai, về nội dung và hình thức của các quyết định thi hành kỷ luật được ban hành trong khoảng thời gian trước ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Một là, về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các cá nhân như đã nêu cũng có

điểm đáng bàn như sau:

113 http://vbpl.vn/botainguyen/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=41335 (truy cập ngày 31/5/2021). 114 Điểm a khoản 2 Điều 82 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 78 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008115

và khoản 1 Điều 15 Nghị định 34/2011/NĐ-CP116; căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 6 và khoản 7 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015117 thì hoàn toàn Luật không có quy định Thủ tướng Chính Phủ có quyền xử lý kỷ luật hành chính đối với các cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Theo các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn cũng như đối chiếu với nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật nói chung thì Thủ tướng Chính phủ chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các Bộ trưởng (cán bộ) và Thứ trưởng (công chức) đang đương nhiệm. Pháp luật về xử lý kỷ luật trước đây không có quy định việc XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Cho nên, càng không có quy định về thẩm quyền XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Do đó, việc xác định thẩm quyền xử lý trong các trường hợp đã nêu có điểm không hợp lý.

Hai là, về hình thức và tên gọi của quyết định xử lý kỷ luật.

Có thể thấy hình thức của quyết định xử lý kỷ luật các cá nhân vi phạm nói trên được ban hành bằng văn bản. Tuy nhiên vào thời điểm đó, pháp luật vẫn chưa có quy định dẫn chiếu về vấn đề hình thức của quyết định xử kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Cho nên việc ban hành quyết định như trên trong một chừng mực nào đó có thể thấy là không thuyết phục vì không có căn cứ pháp lý.

Tên gọi của quyết định xử lý kỷ luật cũng có điểm đáng bàn, mặc dù đây là việc xử lý kỷ luật nhưng tên văn bản được ban hành như trên lại có tên là “quyết định về việc thi hành kỷ luật”. Việc lấy tên như vậy trong quyết định kỷ luật có thể gây

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)