Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 34)

chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Quy định về XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một quy định mới song song với quy định XLKL CB, CC đã đương nhiệm trước đây. Đây là một sự bổ sung hoàn toàn mới về mặt quy định trong pháp luật hiện hành đối với vấn đề XLKL CB, CC nói chung. Về mặt kỹ thuật lập pháp sẽ có những vấn đề pháp lý được quy định riêng cho hai nhóm đối tượng là cán bộ, công chức đang đương nhiệm và cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu như hình thức xử lý kỷ luật, thẩm quyền xử lý kỷ luật, thủ tục xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, sẽ có những vấn đề pháp lý không được quy định tách bạch riêng hẳn ra. Ví dụ như: nguyên tắc xử lý kỷ luật, thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật. Lúc này, đồng nghĩa với việc có thể hiểu rằng: các quy định mang tính nguyên tắc chung về những vấn đề như đã nêu có thể được áp dụng cho cả hai nhóm đối tượng là cán bộ, công chức đang đương nhiệm và kể cả những người đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Cụ thể ở đây là vấn đề miễn trách nhiệm kỷ luật. Cho nên việc phân tích chung các quy định về miễn trách nhiệm kỷ luật cho cán bộ, công chức đang đương nhiệm cũng là việc phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Theo pháp luật hiện hành, căn cứ pháp lý để xác định các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật được quy định như sau:

“Cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: 1. Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành;

2. Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.”49

Trên cơ sở kế thừa quy định về miễn trách nhiệm kỷ luật của Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Nghị định 34/2011/NĐ-CP. Tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ- CP đã quy định theo hướng bổ sung thêm ba trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật:

Thứ nhất, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành

vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

Thứ hai, được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết

hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

Thứ ba, có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Đây là những quy định hoàn toàn mới và bổ sung kịp thời những thiếu sót trong thời gian qua so với quy định tại Điều 77 của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008.

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)