Như đã trình bày, theo cách hiểu chung nhất, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Dựa vào tính chất lãnh đạo, quản lý sẽ có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu những công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu trong cơ quan hành chính nhà nước. Dựa vào đặc điểm chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật với người bị kỷ luật đã từng có mối quan hệ về mặt công tác trước đây, có thể suy luận rằng: những chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh cho công chức lúc đương nhiệm cũng sẽ là những chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Đối chiếu với quy định tại Điều 22 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Có thể xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu
lúc đương nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý dựa vào hình thức xử lý kỷ luật, cụ thể như sau:
Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm bổ nhiệm công chức vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý kỷ luật. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các chức vụ, chức danh khác có liên quan.
Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật.
Thứ hai, đối với thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ
hưu lúc đương nhiệm không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, dường như về mặt câu chữ thì Luật chỉ quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu lúc đương nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Mà không thấy đề cập thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu lúc đương nhiệm không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do đó, theo lý luận về nguyên tắc xác định thẩm quyền XLKL CB, CC nói chung cũng như đặc điểm của trách nhiệm XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu, có thể suy luận ra rằng:cách thức xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu lúc đương nhiệm không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể dựa vào mối quan hệ về mặt công tác đã từng có trước đây giữa cơ quan, tổ chức đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đó. Như vậy, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức lúc đương nhiệm thì cũng sẽ là cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu lúc đương nhiệm không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
1.3.5 Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nghỉ hưu
Việc đặt ra quy định về thời hiệu, thời hạn trong XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu cũng phải nằm trong một khoảng giới hạn nhất định mà Luật quy định để
đánh giá chính xác và nhận diện đúng bản chất của hành vi vi phạm. Chính vì thế, mà quy định về thời hiệu, thời hạn trong xử lý kỷ luật nói chung và XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu nói riêng là một chế định quan trọng trong tổng thể các quy định về XLKL CB, CC.
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu
Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể bị xử lý kỷ luật được miễn trừ trách nhiệm kỷ luật.
Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã có những thay đổi đáng kể về quy định thời hiệu xử lý kỷ luật, cụ thể như sau:
“Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là Đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không
hợp pháp.”43
Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 có những điểm mới sau:
Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã phân chia thời hiệu xử lý kỷ luật
thành các loại khác nhau theo tính chất, mức độ của của hành vi. Đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 02 năm. Đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 05 năm. Thời hiệu này được tính kể từ thời điểm cán bộ, công chức có hành vi vi phạm đến khi đến khi phát hiện hành vi vi phạm. Quy định như vậy là hợp lý, loại bỏ “sự cào bằng” trong việc quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật trước đây tại Luật Cán bộ, Công Chức năm 2008.
Thứ hai, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã bổ sung thêm quy định về các
trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật. Cụ thể các hành vi đó là: cán bộ, công chức là Đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai
43 Khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019.
trừ; có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp. Mặt khác,
“việc quy định các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật giúp hạn chế tối đa tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm nhưng không bị xử lý kỷ luật vì hết thời hiệu, nhất là các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả hoặc không hợp pháp như đã xảy ra trong thời gian gần
đây”.44
Tuy nhiên quy định về XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một quy định hoàn toàn mới của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019. Đối với vấn đề về thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 có ý kiến cho rằng “Quy định này không rõ là chỉ áp dụng cho việc xử lý kỷ luật công chức đang đương chức hay áp dụng cho cả người đã nghỉ việc, nghỉ hưu, tuy nhiên, nếu áp dụng quy định
này để xử lý kỷ luật cho người đã nghỉ việc, nghỉ hưu thì có thể dẫn tới bất cập”45.
Bên cạnh đó, Nghị định 112/2020/NĐ-CP tại Điều 1 có quy định đối tượng áp dụng có cả cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu và một lần nữa vấn đề về thời hiệu, thời hạn tiếp tục được quy định chi tiết tại Điều 5 của Nghị định này. Do đó, theo quan điểm tác giả cũng như đối chiếu với nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật46; có thể hiểu rằng: các quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 cũng có thể được áp dụng chung cho cả đối tượng cán bộ, công chức đang đương nhiệm và kể cả những người đã nghỉ việc, nghỉ hưu trong xử lý kỷ luật. Mặc dù không được quy định thành một điều khoản có tính nguyên tắc và áp dụng riêng cho xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó, việc phân tích quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật nói chung như đã trình bày cũng ít nhiều phản ánh tinh thần của việc áp dụng thời hiệu trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
b) Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu
Thời hạn xử lý kỷ luật là một khoảng thời gian có điểm đầu và điểm cuối làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quy trình xử lý kỷ luật.
Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã có những quy định mới về thời hạn XLKL CB, CC như sau:
“3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
44 Trương Tư Phước (2020), “Những điểm tiến bộ, hạn chế của quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và định hướng áp dụng”, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công Chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr. 121.
45 Cao Vũ Minh (2020), “Xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác”, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr. 164. 46 Những vấn đề ở phần riêng không điều chỉnh thì quay trở về áp dụng những quy định chung mang tính nguyên tắc, cụ thể ở đây là thời hiệu xử lý kỷ luật.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu
có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.”47
Theo đó, thời hạn xử lý kỷ luật quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 có những điểm mới sau:
Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã gia tăng thời hạn trong xử lý kỷ
luật từ 2 tháng – 4 tháng lên 90 ngày hoặc 150 ngày. Việc quy định tăng thời hạn XLKL CB, CC là hợp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật có thêm thời gian để thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo cho việc xử lý được chính xác, nghiêm minh. Từ đó làm tăng tính thuyết phục của quyết định XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Thứ hai, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã quy định về thời gian không tính
vào thời hạn xử lý kỷ luật. Ví dụ thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Ngoài ra, nghị định 112/2020/NĐ- CP đã sự có những sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật tại Điều 348. Quy định sửa đổi, bổ sung thêm vào các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP là phù hợp với thực tiễn xử lý kỷ luật. Việc bổ sung này có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định thời hạn xử lý kỷ luật. Có thể thấy điều tra, truy tố, xét xử là thủ tục tố tụng hình sự, phải trải qua một khoảng thời gian rất dài với nhiều thủ tục nhỏ bên trong. Nếu tính thời gian này vào thời hạn xử lý kỷ luật sẽ dẫn tới phá vỡ quy định về thời hạn xử lý kỷ luật. Thậm chí trong nhiều trường hợp, vì thời gian của tiến trình tố tụng quá lâu mà không quy định việc loại trừ thời gian tố tụng này ra khỏi thời hạn xử lý kỷ luật thì thời gian của tiến trình tố tụng có khả năng sẽ bao trùm hết thời gian xử lý kỷ luật. Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định không rõ là thời hạn XLKL CB, CC như trên áp dụng cho những chủ thể đang đương nhiệm hay áp dụng cho cả đối tượng cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Giống như việc đã phân tích quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật, các quy định về thời hạn xử lý kỷ luật quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 cũng có thể được áp dụng chung cho cả đối
47 Khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019.
48 “1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”
tượng cán bộ, công chức đang đương nhiệm và kể cả những người đã nghỉ việc, nghỉ hưu trong XLKL CB, CC.