Nguồn luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 40 - 41)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

2.1. Nguồn luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần

CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ).Cơ sở pháp lý về về cơ cấu tổ chức và quản ý công ty cổ phần được cụ thể như sau:

- Luật doanh nghiệp 2020 được Quốc hội ban hành theo Luật số: 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Bộ Luật Dân sự 2015 Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015;

-Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

-Căn cứ Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 ;

-Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019 ngày 13 tháng 06 năm 2019;

-Căn cứ Luật Chứng khoán 2019 ngày 26 tháng 11 năm 2019;

-Căn cứ Luật Thi hành án hình sự 2019 Luật số: 41/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;

-Căn cứ Luật Phá sản Số: 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014

-Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

-Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015

-Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;

- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp 2020;

-Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

-Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 03 năm 2007;

Như vậy, xét cả trực tiếp và gián tiếp thì các văn bản Luật điều chỉnh về CTCP sẽ tác động rất lớn đến phát triển thị trường vốn, giúp doanh nghiệp cơ hội lớn hơn trong huy động nguồn vốn đầu tư ngoài nguồn vốn vay từ tài chính tín dụng truyền thống. Tuy nhiên, việc hoàn thiện và thực thi luật pháp chỉ hướng tới tạo lập môi trường, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp. Việc tận dụng thành công cơ hội sẽ phụ thuộc phần lớn, nếu không nói chủ yếu vào chính doanh nghiệp: các doanh nghiệp có nhận thức và nỗ lực tích cực thì sẽ có nhiều điều kiện để thành công lớn hơn hoặc nhanh hơn. Luật cũng có một số cải cách khác đã được thực hiện về thuế môn bài, hóa đơn điện tử,… rút ngắn đáng kể cả thời gian và chi phí cho khởi sự kinh doanh, nâng cao xếp hạng của Việt Nam theo đánh giá của quốc tế (cụ thể là đánh giá của WB). Sự thay đổi này đã cải thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý doanh nghiệp và bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông; Quản lý doanh nghiệp tốt và hoạt động kinh doanh hiệu quả; Nâng cao hiệu lực tổ chức và quản lý, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, thúc đẩy phát triển thị trường vốn. Tuy nhiên hiện một số hạn chế tác giả sẽ đề cập cụ thể ở phần tiếp theo đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 40 - 41)