Hoàn thiện trách nhiệm củangười giám sát cơ quan điều hành

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 94 - 97)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện trách nhiệm củangười giám sát cơ quan điều hành

Một là: Như đã phân tích tại Chương 2, mặc dù LDN 2020 có tăng cường thêm

các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên BKS, nhưng các ràng buộc này vẫn còn khá lỏng lẻo và nhiều kẽ hở, do đó vẫn chưa đảm bảo được sự độc lập thực sự của BKS và thành viên BKS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và giám sát trong công ty. Để khắc phục triệt để những nhược điểm này, tác giả Luận văn cho rằng trong quá trình sửa đổi các quy định của LDN 2020 sau này, chúng ta có thể xem xét một số các điều kiện, tiêu chí của thành viên HĐQT độc lập để áp dụng cho các thành viên thường của BKS trong mô hình CTCP có BKS. Đặc biệt, cần nhìn nhận yếu tố lợi ích phát sinh từ công ty của các thành viên BKS là yếu tố tác động chính tới việc các thành viên BKS bị lệ thuộc vào HĐQT, GĐ (TGĐ) hoặc các cổ đông lớn, mất đi sự độc lập của mình trong thực thi nhiệm vụ. Xuất phát từ tiêu chí đó, LDN có thể quy định thành viên BKS không được phép hưởng bất kỳ lợi ích nào phát sinh từ công ty ngoài những lợi ích được hưởng với tư cách là thành viên của BKS công ty. Đồng thời, để thành viên BKS không bị vô hiệu hóa ngay từ khi thành lập, trở thành công cụ mà những người quản lý công ty (HĐQT hay GĐ (TGĐ)) cài cắm vào BKS trong quá trình ĐHĐCĐ bầu BKS, LDN có thể quy định không cho phép các cổ đông là thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) và những người quản lý khác bỏ phiếu bầu thành viên BKS.

LDN 2020 cũng cần bổ sung thêm quy định về chế độ làm việc của BKS. Vì LDN 2020 hiện nay chưa quy định cụ thể về vấn đề này, trong khi điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với cơ quan này. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật, khi triển khai thực hiện LDN 2020, Chính phủ cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020, trong đó quy định rõ thời

hạn phải thành lập BKS khi số lượng cổ đông tăng lên trên 11 cổ đông mà trước đó công ty không có BKS.

Hai là: Các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020 cần quy định rõ về đối

tượng người quản lý khác mà theo quy định không được làm thành viên BKS có bao gồm kế toán trưởng, phó GĐ, trưởng các đơn vị trực thuộc… Có như vậy thì mới đảm bảo chặt chẽ trong việc áp dụng pháp luật. Vì trong trường hợp nếu điều lệ công ty không có quy định về vấn đề này (phần lớn các điều lệ công ty hiện nay thường bê nguyên các quy định của LDN) sẽ không có căn cứ để áp dụng khi bầu thành viên BKS.

Ba là: Điều 140 LDN 2020 cần bỏ quy định yêu cầu BKS phải triệu tập cuộc

họp ĐHĐCĐ thay thế HĐQT khi HĐQT không tiến hành triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều 114 LDN 2014 trước đây. Thay vào đó nên cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại điều 140 LDN 2020 được triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ ngay sau khi quá thời hạn cho phép mà HĐQT không tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ. Nghĩa là, Luật bỏ qua bước triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ của BKS. Có như thế mới đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời mà không vi phạm nguyên tắc tổ chức quản lý công ty.

Bên cạnh đó, điều 140 LDN 2020 nên sửa đổi lại theo hướng cho phép BKS triệu tập ngay cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường mà không cần thông qua thủ tục yêu cầu HĐQTtriệu tập, nếu có đầy đủ chứng cứ xác định được hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Điều lệ công ty của HĐQT. Việc triệu tập này cũng không nhất thiết phải được sự phê duyệt của HĐQT về chương trình, nội dung tài liệu họp như Khoản 2 Điều 153 LDN 2020 quy định. Có như vậy thì LDN 2020 mới đảm bảo được tính độc lập và hiệu quả của BKS trong việc ngăn chặn kịp thời những thiệt hại cho CTCP.

Bốn là: Bên cạnh các quyền, nhiệm vụ được quy định tại LDN, BKS có thể

được xem xét để bổ sung thêm thẩm quyền trên cơ sở các thông lệ quốc tế về QTCT. Theo các thông lệ về QTCT, BKS được giao thêm một số thẩm quyền và nhiệm vụ như sau: Điều tra các vụ việc sử dụng nguồn thông tin nội bộ; kiểm tra tính hợp lý của khoản thanh toán cho các nhà thầu và các khoản phải nộp ngân sách; kiểm tra tính hợp lý của các khoản trích trước và chi trả cổ tức, cũng như việc thực

hiện các cam kết về tài chính của công ty; kiểm tra tính phù hợp của việc sử dụng các quỹ của

công ty; kiểm tra thời hạn nhận tiền phát hành cổ phiếu; giám sát tính hợp lý của việc định giá các tài sản ròng của công ty; yêu cầu và nhận thông tin liên quan đến các bên liên quan và giao dịch với các bên liên quan; kiểm tra tìn hình tài chính của công ty; đặc biệt là về khả năng thanh toán và tính thanh khoản của tài sản, về khả năng thanh toán các khoản nợ.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w