Hoàn thiện về quyền lực của chủ sở hữu trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 85 - 94)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

3.2.2.Hoàn thiện về quyền lực của chủ sở hữu trong công ty cổ phần

Một là: Về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông, Điều 115 LDN 2020 quy

định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty có quyền xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của BKS, hợp đồng, giao dịch phải thông qua HĐQT và tài liệu khác. LDN 2020 không cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông nói trên tiếp cận các tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định nào định nghĩa về bí mật thương mại. Người quản lý công ty có thể lạm dụng quy định không rõ

hạn chế quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo quy định của LDN 2020.Trong khi đó, LDN 2020 đã bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin của cổ đông tại Điều 119: Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

Do đó, LDN 2020 cần sửa đổi theo hướng bỏ hạn chế này hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020 cần định nghĩa rõ về khái niệm bí mật thương mại để các công ty có thể áp dụng thống nhất trên tình thần đúng đắn của LDN là tăng cường việc bảo vệ các quyền cổ đông.

Hai là: LDN trong trường hợp được sửa đổi có thể cân nhắc bổ sung thêm quy

định cho phép cổ đông yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc Toà án huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ lợi ích của công ty, của cổ đông và của các bên có liên quan khác.

Ba là: Bổ sung quy định xử lý vi phạm của người quản lý công ty. Mặc dù LDN

2020 quy định Chủ tich HĐQT và Trưởng BKS có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cho cổ đông, khi cổ đông đã yêu cầu hợp lệ theo quy định của pháp luật mà những người này cố tình vi phạm. Tuy nhiên, việc xác định mức độ trách nhiệm để bồi thường như thế nào thì pháp luật lại không quy định . Vì vậy, LDN 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định bổ sung vấn đề này trên cơ sở thống nhất, phù hợp với chế định bồi thường thiệt hại của pháp luật dân sự.

Đồng thời, tác giả cho rằng để đảm bảo quyền lợi của cổ đông trong việc yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ , bên cạnh quy định về cổ đông , nhóm cổ đông có quyền yêu cầu người có thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ , thì nên bổ sung quy định công ty mua lại cổ phần của cổ đông khi họ đã yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ hợp lệ mà những người có thẩm quyền cố tình vi phạm. Quy định như vậy sẽ giúp các cổ đông thiểu số có thể bảo vê ̣được quyền lợi của mình khi họ không thể thực thi được quyền cổ đông một cách trực tiếp , hoặc gián tiếp thông qua nhóm cổ đông. Tác giả cho rằng khi pháp luật cho phép cổ đông phản đối quyết định của công ty trong một số trường hợp nhất định được quyền yêu cầu công ty mua laị cổ phần, thì cũng nên cho phép cổ đông

thực hiện một quyền tương tự khi yêu cầu triệu tập ĐHĐCD hợp lệ của họ không được tôn trọng và thực hiện.

Ba là: Bổ sung quyền khởi kiện của cổ đông

LDN 2020 đã quy định cho Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, GĐ, TGĐ. Đây là một quy định mới và phù hợp với thông lệ quốc tế. Kiện phái sinh là hình thức khởi kiện có nguồn gốc từ hệ thống luật Common law xuất hiện từ thế kỷ XIX, đây là hình thức kiện được tiến hành bởi cá nhân cổ đông thay mặt công ty khởi kiện đối với những hành vi vi phạm nghĩa vụ của người quản lý, điều hành hoặc người thứ ba đối với công ty trong trường hợp công ty không sẵn sàng theo đuổi vụ kiện. Mặc dù bản thân cổ đông không trực tiếp gánh chịu thiệt hại do hành vi vi phạm của người quản lý, điều hành gây ra nhưng họ vẫn được pháp luật trao quyền nhân danh công ty khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại cho công ty, khôi phục lại các lợi ích đã bị xâm hại. Vì vậy, đây được xem là xương sống của quyền lực cổ đông và là cơ sở cho việc bảo vệ cổ đông, nhất là với những cổ đông thiểu số. Tại các quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản… đều ghi nhận cổ đông có quyền kiện phái sinh. LCT Anh 2006 quy định cổ đông có thể khởi kiện phái sinh đối với bất kỳ hành động thực tế hay giả định hoặc thiếu sót liên quan đến tắc trách hoặc vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ ủy thác của GĐ công ty. Thủ tục kiện phái sinh không chỉ được áp dụng để chống lại GĐ mà còn được áp dụng để chống lại người thứ ba hoặc cả hai. Bên cạnh việc trao quyền, LCT các nước cũng có những quy định ngăn chặn việc các cổ đông khởi kiện khi không có các căn cứ chính đáng với trình tự, thủ tục khởi kiện khắt khe. Tại các nước châu Á, khởi đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sau đó đến một số nước Đông Nam Á khác xu thế sử dụng tố tụng và đặc biệt là kiện phái sinh để bảo vệ quyền lợi cổ đông ngày càng thắng thế.

Khác với các quy định của các quốc gia trên thế giới, LDN 2020 không trao cho cổ đông quyền khởi kiện đối với các chủ thể như người thứ ba có liên quan đến hành vi vi phạm của người quản lý công ty, với những người từng đảm nhiệm chức vụ quản lý công ty và với những hành vi vi phạm của người quản lý công ty trước

tư cách cổ đông công ty. Bên cạnh đó, LDN 2020 cũng giới hạn các cổ đông có quyền khởi kiện khi quy định về điều kiện sở hữu vốn và thời gian sở hữu cổ phần tại công ty. Tuy nhiên, về bản chất của vụ kiện phái sinh là cổ đông tiến hành khởi kiện không vì lợi ích của chính mình mà vì lợi ích của công ty nên việc quy định các điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam thể hiện sự chưa thừa nhận quyền khởi kiện phái sinh của cổ đông CTCP. Do đó, để bảo đảm quyền lợi cổ đông, tăng tính chất răn đe với những người quản lý, điều hành công ty khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như để pháp luật Việt Nam gần hơn thông lệ quốc tế, cần bổ sung quyền kiện phái sinh cho cổ đông CTCP cũng như cần có các cơ chế để kiểm soát việc thực hiện quyền này trên thực tế, tránh trường hợp cổ đông lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty.

Bốn là: Đưa nội dung báo cáo quản lý công ty trở thành một nội dung bắt buộc trong báo cáo thường niên

Để nâng cao nhận thức của các CTCP, đặc biệt là công ty niêm yết về vai trò của quản trị công ty đồng thời đảm bảo việc minh bạch và công bố thông tin liên quan đến quản trị công ty, cần hướng dẫn các công ty này đưa nội dung công bố thông tin về quản trị công ty vào báo cáo thường niên thành một yêu cầu bắt buộc đồng thờ trình bày thành một mục riêng biệt. Tại Việt Nam, nội dung báo cáo quản trị công ty cũng đã một phần nào trình bày trong các báo cáo thường niên, tuy nhiên không tập trung vào một mục riêng và chủ yếu cung cấp thông tin sơ lược về mô hình quản trị công ty trong công ty, thông tin về tỷ lệ sở hữu của các cổ đông. Các thông tin còn lại liên quan đến công bố thông tin về quản trị công ty không có hoặc rất sơ sài.

Chính vì vậy, báo cáo quản trị công ty trong báo cáo thường niên cần bao gồm cả khoản mục như sau:

- Mô hình quản trị công ty, chức năng nhiệm vụ của HĐQT, các tiểu ban trực thuộc HĐQT, CEO, Ban điều hành.

- Giới thiệu về các thành viên HĐQT (kinh nghiệm, kỹ năng) và ghi rõ thành viên HĐQT có tham gia điều hành, độc lập hay không, cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên HĐQT và Ban điều hành.

- Hoạt động của HĐQT trong năm qua.

- Cơ chế xét thù lao cho HĐQT và Ban điều hành, chi tiết thù lao cho các thành viên.

- Các chính sách liên quan đến giao dịch chứng khoán, công bố thông tin.

- Việc thực hiện đa dạng hóa trong công ty, tình hình quản lý rủi ro

- Bộ tiêu chuẩn đạo đức trong công ty và việc thực hiện.

- Việc giải quyết xung đột lợi ích trong công ty.

- Quy định liên quan đến việc tham gia của cổ đông.

- Các quy định và thực tiễn liên quan đến phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.

Với các khoản mục trên, báo cáo thường niên sẽ bao gồm cả thông tin liên quan đến quản trị công ty một cách toàn diện, cung cấp một bức tranh tổng thể và chi tiết về tình hình quản trị công ty cũng như kết quả hoạt động của HĐQT, các tiểu ban, Ban điều hành trong năm tài chính đã qua. Từ đó, nhà đầu tư và các bên có quyền lợi liên quan chỉ cần đọc báo cáo thường niên là có thể đánh giá được tình hình quản trị công ty mà không cần thêm một báo cáo nào khác. Đây cũng là một trong những nội dung mà các công ty niêm yết Australia thực hiện khá tốt mà DN Việt Nam có thể học tập.

Năm là: Hoàn thiện các quy định của pháp luật và đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền về chế độ công khai hoá thông tin

Để hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 09/2010/TT-BTC, thông tư có hiệu lực kể từ ngày 2/3/2010 và thay thế cho Thông tư 38/2007/TT-BTC. Tuy Thông tư 09/2010/TT- BTC đã có nhiều quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty đại chúng, bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho các cổ đông nhưng các quy định của Thông tư này về các chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe và chưa bao quát hết được những vi phạm trong hoạt động trong công bố thông tin. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để thống nhất bổ sung các mức phạt cao hơn đối với những hành vi vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin của các công ty đại chúng để đảm bảo tính răn đe. Bên cạnh

đó, Uỷ ban Chứng khoán cần tăng cường công tác kiểm tra các công ty trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thực hiện chế độ công bố thông tin, tránh trường hợp như trong thời gian vừa qua, chỉ khi xảy ra tình trạng các công ty vi phạm chế độ công bố thông tin, bị các cổ đông có ý kiến thì Uỷ ban Chứng khoán mới tiến hành kiểm tra. Ủy ban Chứng khoán cũng cần phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để các đối tượng nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chế độ công khai hoá thông tin.Cùng với đó là việc yêu cầu Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội phải hoàn thiện hệ thống phần mềm công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn nhằm chuẩn hoá thông tin do các công ty niêm yết cung cấp, giảm thời gian xử lý và từ đó giảm thời gian công bố thông tin ra thị trường, đảm bảo các nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin về các công ty một cách sớm nhất. Ngoài ra, Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính cần thống nhất để bổ sung quy định rõ ràng về chế tài xử phạt mang tính răn đe nghiêm khắc đối với các trường hợp không tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáu là: Nâng cao ý thức của DN trong việc công khai hoá và minh bạch hoá quản lý công ty

Đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cũng như hoạt động của các cơ quan Nhà nước liên quan đến chế độ công khai hoá thông tin của các DN, thì việc nâng cao ý thức của các DN trong việc tự nguyện thực hiện các quy định của pháp luật về công khai hoá thông tin và minh bạch hoá quản trị là rất cần thiết. Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, việc công khai hoá thông tin không còn chỉ là quy định bắt buộc của pháp luật đối với mỗi DN, mà còn là yếu tố xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của mỗi DN. DN chủ động công bố thông tin sẽ góp phần giúp nâng cao hiểu biết của cổ đông về cơ cấu và mọi hoạt động của công ty, từ đó gây dựng được niềm tin từ phía cổ đông đối với hoạt động của DN, nâng cao uy tín của công ty, tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư khác. Nghĩa là, một hệ thống công bố thông tin tốt có thể giúp thu hút vốn và duy trì lòng tin của thị trường. Ngược lại, nếu DN có một hệ thống công bố thông tin yếu kém và không minh bạch sẽ dẫn đến hành vi vi phạm nguyên tắc quản trị công ty, gây thiệt hại lớn

đông mà còn ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường và hiệu quả của nền kinh tế, DN đó sẽ tự bị đào thải. Do vậy, mỗi DN cần phải ý thức được về ý nghĩa của việc công khai, minh bạch hoá thông tin đối với sự tồn tại và phát triển của DN. DN cần đa dạng hóa các kênh công bố thông tin về DN và đảm bảo thông tin đầy đủ, chi tiết, xuất bản cả bản tiếng Việt và tiếng Anh để mọi nhà đầu tư quan tâm có thể dễ dàng truy cập mà không gặp phải trở ngại nào.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 85 - 94)