9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
2.2.4. Thực trạng kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên liên quan
Các giao dịch của công ty với các bên có liên quan được xét ở đây gồm 2 nhóm giao dịch: (i) nhóm giao dịch của người quản lý có khả năng xung đột với lợi ích của cổ đông công ty, và (ii) nhóm giao dịch giữa công ty với những người liên quan của cổ đông chi phối có nguy cơ làm hại đến lợi ích của cổ đông thiểu số. Đây là vấn đề ủy quyền giữa cổ đông và người quản lý, cũng như giữa các cổ động với nhau. Các giao dịch của công ty với các bên có liên được quan quy dinh trong Điều 120 LDN, thí dụ như: Giao dịch với cổ đông có hơn 35% cổ phần, nhất là với công ty mẹ: Giao dịch với những người quản lý công ty mẹ, những người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; Giao dịch với những người quản lý công ty, vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý công ty,...
Các loại giao dịch nêu trên cho thấy LDN nước ta ngay từ đầu đã không cấm các giao dịch giữa công ty với các bên có liên quan . Điều đó xuất phát từ những lý do rất thực dụng. Đó là thành viên HĐQT, những người quản lý cao cấp và các cổ đông lớn thường là những bạn hàng mà các công ty nhỏ phải giao dịch. Những khách hàng bên ngoài thường không đánh giá được triển vọng của họ hoặc các công ty này buộc phải cung cấp các bí mật kinh doanh hoặc kế hoạch bí mật để đổi lấy niềm tin
của bạn hàng. Thông thường, các giao dịch loại này có thể sinh lợi cao hơn cho công ty so với các giao dịch với những bạn hàng có ít thông tin từ bên ngoài.
LDN đã quy định khá chi tiết và cụ thể các bên có liên quan của công ty và cả chế độ, cách thức kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan. Tuy vậy, trên thực tế việc kiểm soát các giao dịch loại trên ở nước ta còn hết sức yếu kém, thậm chỉ có thể nói chưa hiện diện trong quy chế chỉ đạo các công ty ở nước ta. Trước hết, các cổ đông, các thành viên HĐQT, các cơ quan thực thi pháp luật và xã hội nói chung chưa thực sự ý thức được sự tồn tại và tác hại đối với lợi ích của công ty, của cổ đông và những người khác, nếu giao dịch của công ty với các bên có liên quan bị lạm dụng. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, các công ty chưa xác định cụ thể các đối tượng thuộc diện các bên có liên quan của công ty chưa có cơ chế và cách thức thu thập, tập hợp, lưu trữ và quản lý hồ sơ về các bên có liên quan: chưa xác định danh tinh cụ thể của từng bên có liên quan của công ty:vv. Vì vậy chùm xác định cụ thể các giao dịch cầu kiểm soát với các bên có liên quan. Như vậy, có thể nói, yêu cầu công khai hóa và kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan hầu như chưa thực hiện được. Đây thực sự đang là một lỗ hổng lớn trong khung chỉ đạo công ty ở nước ta hiện nay.
Ví dụ: Công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này; và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đang ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng. Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ đươc bảo hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola.
Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau như kỹ thuật và khoa học (công thức sản xuất, cấu tạo kỹ thuật, mã máy tính, dữ liệu thử nghiệm…); thương mại (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược
tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương pháp bán hàng…); tài chính (cơ cấu giá nội bộ, danh mục giá…); thông tin phủ định (tình trạng bế tắc trong nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ…)….
Cũng theo quy định của Luật SHTT thì các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như bí mật về nhân thân, như tình trạng hôn nhân, tài sản của cá nhân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng, an ninh, các thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
Ngày nay, vấn đề bảo hộ kinh doanh đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm do nhiều yếu tố. Trong đó, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ chắc chắn không hề muốn chia sẽ thông tin cho nhau. Hơn nữa, khi mà người lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả năng rất cao là họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ. Cuối cùng, bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuận nên không thể nào bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế; và cũng không thể giải trình công khai để đăng ký bảo hộ do tinh bảo mật của thông tin. Với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đọat theo quy định của pháp luật. Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh bao gồm: tiếp cận, thu nhập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp; tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh; vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh; tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi ngừời này làm thủ tục quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.