Những thành công

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 61 - 65)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

2.3.1. Những thành công

Về cổ đông và quyền cổ đông:

Bảo vệ cổ đông là một nội dung quan trọng trong khung pháp lý về QTCT. Việc hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền cổ đông sẽ góp phần quan trọng làm cho CTCP trở thành một công cụ kinh doanh an toàn, hiệu quả, thông qua đó thúc đẩy đầu tư. Với mục tiêu khi xây dựng LDN 2020 là mở rộng quyền cổ đông, tạo thuận lợi hơn cho cổ đông thực hiện các quyền của mình và bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm, nâng cao trách nhiệm thành viên HĐQT và người quản lý công ty,…. LDN 2020 tiếp tục kế thừa những quy định tích cực, đồng thời có những sửa đổi cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế của LDN 2014 về nội dung này, cụ thể là:

- Sửa đổi các khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 135, khoản 4 Điều 149, khoản 1 Điều 161 để mở rộng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông về tình hình hoạt động của công ty, tạo thuận lợi hơn cho cổ đông thực hiện quyền của mình, như: Bãi bỏ nội dung hạn chế về thời hạn tối thiểu sở hữu cổ phần đối với cổ đông để có thể thực hiện một số quyền nhất định, bổ sung quyền cho ĐHĐCĐ quyết định thù lao HĐQT, quyết định lựa chọn kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, LDN 2020 cũng bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của cổ đông trong việc bảo mật các thông tin mà cổ đông có quyền được xem xét, tra cứu, trích lục từ công ty tại Khoản 5 Điều 119.

- Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (Điều 113), đồng thời, bổ sung khoản 6 Điều 144 về quyền biểu quyết đối với cổ phần phổ thông đã được lưu ký để phát hành chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết để tương thích với nội dung được sửa đổi tại Điều 113 và Luật Chứng khoản 2019

Đại hội đồng cổ đông

Bổ sung thêm quy định về thẩm quyền của ĐHĐCĐ tại Khoản 2 Điều 138 với các quyền như: Quyết định thù lao cho thành viên HĐQT, kiểm soát viên; quyết định ngân sách HĐQT, BKS; phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT,53 BKS; phê duyệt công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra khi xét thấy cần thiết. Đây là các nội dung quan trọng, có

ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền và lợi ích của chính các cổ đông. Theo thông lệ quản trị công ty tốt, thì cổ đông phải có quyền tham gia thảo luận và quyết định về những vấn đề như: Quyết định kiểm toán độc lập; quyết định thù lao và ngân sách hoạt động cho HĐQT, BKS,….

Theo quy định của LDN 2020 thì thù lao của HĐQT và tiền lương của GĐ (TGĐ) và người quản lý khác phải được ĐHĐCĐ thông qua tại cuộc họp thường niên chứ không phải chỉ cần báo cáo trước ĐHĐCĐ như quy định trước đây của LDN 2014. Quy định mới này nhằm hạn chế lạm dụng quyền hạn của những người này cho lợi ích cá nhân mình (tự mình trả thù lao cao cho chính mình), gây thiệt hại đến lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông, nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Sửa đổi khoản 1 Điều 144 để làm rõ thêm quy định về bầu dồn phiếu là một chế định bầu thành viên HĐQT đặc biệt, tách bạch với cơ chế thông qua nghị quyết khác quy định tại khoản 1 và 2 Điều

114. LDN 2020 cũng bỏ yêu cầu phải có mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp trong thông báo mời họp ĐHĐCĐ (được quy định tại Điều 139 LDN 2014). Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, công ty lạm dụng quy định về ban hành và gửi mẫu chỉ định đại diện uỷ quyền cho cổ đông, để nhằm hạn chế quyền dự họp của cổ đông. Ví dụ, mẫu dự họp thường xuyên thay đổi, gửi mẫu dự họp sát thời gian họp,…. Gây khó khăn hoặc thậm trí khiến cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông nước ngoài, không kịp đủ thời gian để ủy quyền cho người khác dự họp, vì các thủ tục hành chính như ủy quyền, hợp pháp hóa lãnh sự,… tốn nhiều thời gian. Do đó, Điều 139 được sửa đổi theo hướng bãi bỏ việc cổ đông chỉ được sử dụng mẫu chỉ định đại diện ủy quyền do công ty phát hành, thay vào đó, họ có quyền thực hiện ủy quyền với hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự.tính hợp pháp của thể thức tham dự họp và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Cổ đông tham gia họp ĐHĐCĐ bằng hình thức thông qua phương tiện điện tử như truyền hình trực tiếp, kết nối hai chiều, cho phép cổ đông biểu quyết trước hoặc trong khi họp ĐHĐCĐ mà không cần có mặt.

Sửa đổi Khoản 4 Điều 149 LDN 2014 theo hướng cho phép bất kỳ cổ đông nào của công ty cũng có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu đình chỉ hoặc hủy bỏ nghị quyết của HĐQT trái pháp luật hoặc điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thay vì chỉ có cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm mới có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện nghị quyết nói trên. Quy định này nhằm mở rộng phạm vi quyền của cổ đông, nâng cao mức độ bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư. Theo nội dung sửa đổi, cổ đông được trao thêm quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc quyết định hủy bỏ nghị quyết được thông qua không phù hợp với pháp luật, điều lệ hoặc nghị quyết ĐHĐCĐ.

Kế thừa quy định đã có tại LDN 2014, LDN 2020 cũng quy định trong trường hợp cần thiết, CTCP có thể có Thư ký công ty để hỗ trợ cho HĐQT và Chủ tịch HĐQT trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền nhưng do HĐQT quyết định tuyển dụng chứ không phải Chủ tịch HĐQT tuyển dụng như quy định tại LDN 2014. Sửa đổi này hoàn toàn phù hợp bởi lẽ Thư ký công ty là thiết chế được thiết lập nhằm hỗ trợ cho hoạt động của HĐQT chứ không phải thư ký riêng của Chủ tịch HĐQT

Nghĩa vụ của người quản lý công ty

LDN 2020 bổ sung thêm quy định hoàn toàn mới và rõ ràng về trách nhiệm pháp lý mang tính vật chất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hoàn trả lợi ích đã nhận củangười quản lý công ty trong trường hợp vi phạm trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Khoản 2 Điều 165 quy định: Thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) và người quản lý khác vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Quy định mới này là hoàn toàn hợp lý nhằm nâng cao trách nhiệm của người quản trị đồng thời tạo thuận lợi hơn cho cổ đông trong việc khởi kiện người quản lý cũng như Tòa án, trọng tài trong xử lý tranh chấp có liên quan, phù hợp với thông lệ quốc tế tốt về QTCT.

Khoản 5 Điều 164 quy định thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công

đó trước HĐQT, BKS. Họ chỉ được thực hiện công việc này khi được đa số thành viên còn lại của HĐQT chấp thuận. Nếu thực hiện công việc đó mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của HĐQT thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty. Rõ ràng đây là tình huống hoàn toàn mới và dường như ít khi xuất hiện trong thực tế kinh doanh tại Việt Nam từ trước đến nay nhưng sẽ trở thành bắt buộc trong tương lai

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 61 - 65)