Hoàn thiện cấu trúc quản lý nội bộ công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 81 - 85)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

3.2.1.Hoàn thiện cấu trúc quản lý nội bộ công ty cổ phần

Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về Hội đồng cổ đông

Một là: LDN và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định/giải thích rõ về

khái niệm vi phạm nghiêm trọng quyền cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao của HĐQT để làm căn cứ cho việc yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty.

Như đã phân tích tại Chương 2, tại Khoản 3 Điều 115 LDN 2020 có quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao. Tuy nhiên, LDN 2020 lại không có quy định nào giải thích rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng. Do đó,để cổ đông hoặc nhóm cổ đông có thể thực hiện được quyền này, các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020 được xây dựng trong thời gian tới cần có sự giải thích/ định nghĩa rõ ràng về trường hợp này.

Hai là: LDN và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định chi tiết về thẩm

quyền thông qua định hướng phát triển của công ty của ĐHĐCĐ để phân biệt rõ với với thẩm quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty của HĐQT công ty. Điều 138 LDN 2020 quy địnhĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển của công ty. Bên cạnh đó, Điều153 quy định HĐQT có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Định hướng phát triển của công ty có thể là định hướng trong dài hạn hoặc trung hạn, thậm chí là trong ngắn hạn, do đó, giữa hai khái niệm định hướng phát triển công ty và chiến lược, kế hoạch phát

triển công ty đôi khi có thể bị trùng lắp. Để tránh trùng lắp và chồng chéo thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT, khi xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành LDN cần xác định rõ phạm vi của thẩm quyền định hướng phát triển công ty của ĐHĐCĐ với thẩm quyền của HĐQT.

Ba là: Trong bối cảnh nền kinh tế 4.0 và nền tảng công nghệ thông tin đang có

nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, LDN 2020 nên cho phép các công ty áp dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin hỗ trợ để tiến hành họp ĐHĐCĐ. Điều này sẽ đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với các CTCP đa quốc gia với số lượng cổ đông lớn và khoảng cách quá xa nhau giữa các cổ đông. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt như khi xảy ra thiên tai, địch họa (như đại dịch Covit 19 hiện nay), các công ty có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ để tổ chức họp trực tuyến khi cần thiết.

Bốn là: LDN 2020 cần điều chỉnh lại theo hướng HĐQT chỉ phê duyệt chương

trình, tài liệu đối với cuộc họp ĐHĐCĐ do các chủ thể khác triệu tập, chứ không phê duyệt về nội dung cuộc họp. Việc LDN 2020 cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông thỏa mãn Khoản 2 Điều 115 có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ trong một số trường hợp là nhằm bảo vệ quyền cổ đông, hạn chế sự lạm quyền của các chủ thể quản lý công ty. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 153 LDN 2020 lại cho phép HĐQT có quyền duyệt chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ. Như vậy, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp ĐHĐCĐ để đề cập và xử lý những sai phạm của HĐQT và HĐQT không thông qua các nội dung đó thì ĐHĐCĐ trong trường hợp này có thể không tiến hành họp được. Do đó, Điều 153 LDN 2020 nên điều chỉnh lại theo hướng bỏ quyền phê duyệt nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ của HĐQT trong trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ được các chủ thể khác triệu tập mà không phải là HĐQT triệu tập. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì theo quy định của LDN 2020 cổ đông hoặc nhóm cổ đông chỉ triệu tập cuộc họp khi đã yêu cầu HĐQT triệu tập mà HĐQT không triệu tập.

Năm là: Để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các cổ đông nhỏ, trước mắt Chính

Phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020, trong đó quy định hướng dẫn rõ hơn đúng với tinh thần của Luật. Theo đó, đối với các quyết định của ĐHĐCĐ chỉ được thông qua khi số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của

tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; Điều lệ công ty có thể quy định mức cao hơn nhưng không được thấp hơn tỷ lệ này. Có như thế thì mới logic với nội dung Điều 148 LDN 2020. Trái lại, nếu không có sự hướng dẫn thực thi quy định trên thì với cách quy định hiện nay của LDN 2020 có thể sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây bất lợi cho các cổ đông nhỏ và trái với mục đích của Luật là bảo vệ thỏa đáng quyền lợi của các cổ đông nhỏ.

Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về Hội đồng quản trị, Giám đốc

hoặc Tổng giám đốc

Một là: Văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020 cần quy định rõ về thành viên

HĐQT phải là cá nhân. Như đã phân tích tại Chương 2 của Luận văn, căn cứ vào quy định của Luật LDN 2020 về điều kiện, tiêu chuẩn của thành viên HĐQT tại khoản 1 Điều 155 thì chưa cho phép chúng ta hiểu rằng thành viên HĐQT bắt buộc là cá nhân hay không. Tuy nhiên, với quy định thành viên HĐQT phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh có lẽ nhà làm luật muốn đề cập tới các thành viên là cá nhân. Việc không quy định rõ thành viên HĐQT có bắt buộc phải là cá nhân hay không có thể gây ra cách hiểu không thống nhất trong quá trình áp dụng quy định này tại các công ty. Do đó, để có cách hiểu và áp dụng một cách thống nhất về vấn đề này, Nghị định hướng dẫn thi hành LDN 2020 cần quy định cụ thể thành viên HĐQT công ty là cá nhân.

Hai là: LDN 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định rõ người

đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể là thành viên HĐQT công ty. Điều 155 LDN 2020 chưa quy định rõ việc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó có được trở thành ứng cử viên thành viên HĐQT không, nếu điều lệ cũng70 không có quy định rõ trường hợp này? Cũng như việc cổ đông thay người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn góp của họ thì người đã đại diện theo ủy quyền đồng thời là thành viên HĐQT có đương nhiên bị mất tư cách thành viên HĐQT không? Theo chúng tôi, tổ chức là một tập thể gồm nhiều người nên không thể trực tiếp tham gia như một cá nhân vào quá trình quản lý công ty. Do vậy, họ cần được thông qua người đại diện theo ủy quyền để đảm bảo quyền lợi của mình như những cổ đông là cá nhân khác. Nếu không thừa nhận tư cách ứng viên HĐQT của người này thì sẽ vi phạm

nguyên tắc bình đẳng giữa các cổ đông, xâm phạm quyền lợi chính đáng của cổ đông này. Hơn nữa, bản thân LDN 2020 không bắt buộc thành viên HĐQT phải là cổ đông. Việc quản lý công ty luôn đòi hỏi người quản lý phải có trình độ chuyên môn nhất định, mà điều này không phải lúc nào các cổ đông trong công ty cũng đảm bảo được. Đặc biệt với xu hướng tách rời GĐ (CEO) với HĐQT (Board of directors) hiện nay trên thế giới, thì hơn bao giờ hết, HĐQT phải cần những thành viên có trình độ chuyên môn cao để quản lý hoạt động của GĐ điều hành, nhất là các GĐ thuê có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, pháp luật không nên ngăn cấm người đại diện theo ủy quyền trở thành thành viên HĐQT. Do vậy, LDN 2020 cần quy định lại rõ ràng về việc cho phép người đại diện theo ủy quyền được trở thành ứng cử viên HĐQT. Về việc đương nhiên chấm dứt tư cách thành viên HĐQT của người đại diện theo ủy quyền. Thiết nghĩ, khi một người được bầu vào HĐQT không phải bao giờ cũng xuất phát từ địa vị của cổ đông, mà cái chính là từ nhân thân và năng lực của họ. Sự tín nhiệm của ĐHĐCĐ đối với cá nhân người đó mới là yếu tố quyết định để đưa họ vào chiếc ghế thành viên HĐQT. Do vậy, khi chấm dứt vai trò đại diện phần vốn thì không đương nhiên làm mất đi vai trò thành viên HĐQT của họ, và ngược lại nếu thành viên HĐQT đó bị bãi nhiệm thì không đương nhiên mất đi vai trò đại diện theo ủy quyền của họ đối với phần vốn góp. Chính vì vậy, khi tổ chức thực hiện LDN 2020, các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020 cần quy định làm rõ vấn đề trên theo hướng này.

Ba là: Về thẩm quyền của HĐQT và thành viên HĐQT, LDN 2020 nên quy

định cho phép HĐQT được áp dụng một số biện pháp khẩn cấp kịp thời nhằm ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho công ty khi không kịp lấy ý kiến ĐHĐCĐ về những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Cũng như, cho phép tạm ngưng thực hiện quyết định của ĐHĐCĐ nhằm ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng cho công ty và xã hội, nếu có đầy đủ các dấu hiệu trái pháp luật của quyết định đó. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, LDN 2020 nên bổ sung thêm quy định cho phép thành viên HĐQT được quyền dự thính mọi cuộc họp ĐHĐCĐ. Có như vậy mới đảm bảo cho họ nắm bắt được đầy đủ nội dung cuộc họp, nhất là những thành viên HĐQT không phải là cổ đông. Từ đó giúp họ quán triệt tốt hơn quyết định của ĐHĐCĐ.

Bốn là: Cần thống nhất tên gọi của LDN 2020 và các văn bản pháp luật khác

về các loại thành viên HĐQT. LDN 2020 vẫn duy trì quy định của LDN 2014 về thành viên HĐQT thông thường và thành viên độc lập HĐQT, tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP. Riêng về thành viên độc lập HĐQT, LDN 2020 cũng không đưa ra định nghĩa về dạng thành viên này mà chỉ đưa ra các điều kiện và tiêu chuẩn. Ngay cả về tên gọi của dạng thành viên HĐQT này, nếu so sánh quy định của LDN 2020 với các quy định khác có liên quan cũng không có sự thống nhất. LDN 2020 gọi là thành viên độc lập HĐQT nhưng Luật Chứng khoán 2019 và Nghị định 155 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán 2019 lại gọi là thành viên HĐQT độc lập . Như vậy cần thiết phải có sự thống nhất về tên gọi và việc định nghĩa một cách chính xác về loại thành viên HĐQT này, ngoài quy định về điều kiện, tiêu chuẩn.

Năm là: LDN 2020 không có bất kỳ quy định nào hạn chế việc một người tham gia HĐQT tại nhiều CTCP khác nhau. Điểm c Khoản 1 Điều 155 LDN 2020 quy định thành viên HĐQT công ty có thể đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác. Quy định này sẽ đặt người quản lý công ty nói chung và thành viên HĐQT nói riêng bị xung đột trong việc thực hiện nghĩa vụ trung thành của mình trong trường hợp giữa các công ty này có mối quan hệ cạnh tranh với nhau. Do đó, chúng tôi cho rằng nên có thêm quy định về việc một thành viên HĐQT nói riêng là người quản lý công ty nói chung không được phép là người quản lý của công ty khác trong trường hợp giữa các công ty đó có mối quan hệ cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường liên qua

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 81 - 85)