Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền cổ đông

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 97 - 100)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền cổ đông

và cổ đông thiểu số

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho nhóm cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, chúng ta cần đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình tại Việt Nam, điển hình như một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bổ sung thêm nội dung liên quan đến trách nhiệm của người quản lý.

So với Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung thêm khoản 2, Điều 165: Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Tuy nhiên, để thêm tính chặt chẽ trong chế độ chịu trách nhiệm của người quản lý công ty, chúng ta có thể bổ sung thêm quy định: Người quản lý doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu trong trường hợp cổ đông khởi kiện người quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai, sửa đổi quy định về khởi kiện người quản lý. khoản 2, Điều 166, Luật

Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, chúng ta nên xem xét sửa đổi quy định này, như sau: Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty.

Thứ ba, tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ. Cần phải tăng cường việc xem xét yêu cầu công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, cần phải công bố báo cáo của ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính. Bởi thông tin báo cáo của ban

kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Đồng thời, bên cạnh các

quy định pháp luật, thì điều lệ công ty, nội bộ công ty cần phải quy định chặt chẽ hơn trong việc tăng cường giáo dục chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm soát viên để tăng thêm tính minh bạch, thể hiện được tính độc lập và chính xác trong vấn đề thực thi nhiệm vụ, báo cáo của ban kiểm soát.

Thứ tư, hoàn thiện các cơ chế pháp lý khác liên quan nhằm bảo vệ quyền của cổ

đông thiểu số trong công ty cổ phần. Bên cạnh việc hoàn thiện các chế định trong pháp luật về doanh nghiệp thì cần phải hoàn thiện các quy định khác và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thứ năm, cần nâng cao vai trò và tiếng nói của các cổ đông thiểu số bằng cách bổ

sung thêm điều khoản bảo đảm quyền lợi của nhóm cổ đông thiểu số. Việc bổ sung các căn cứ, điều khoản trong điều lệ của công ty sẽ góp phần thúc đẩy, góp phần tạo điều kiện để cổ đông thiểu số thể hiện tiếng nói và tạo cho sức mạnh tiếng nói thêm phần trọng lượng. Thông qua tiếng nói, họ không chỉ có thể bảo vệ mình mà còn có thể đưa ra những vấn đề vướng mắc của công ty, qua đó góp phần hạn chế những hành vi vi phạm của cổ đông lớn. Đồng thời, điều lệ công ty sẽ là những căn cứ, chứng cứ để bảo vệ họ trong những trường hợp cần thiết nhằm tránh tình trạng chèn ép, xâm phạm quyền lợi của nhóm cổ đong thiểu số trong công ty cổ phần.

Thứ sáu, về phía cổ đông thiểu số. Mỗi cổ đông thiểu số cần đẩy mạnh hơn nữa

việc tự ý thức trong việc chủ động bảo vệ mình là điều vô cùng quan trọng như: các cổ đông thiểu số có thể thực hiện quyền cổ đông thông qua việc tham dự hội nghị cổ đông, phát biểu ý kiến tại cuộc họp; đồng thời cần nghiên cứu, tìm hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi tham gia vào công ty cổ phần, vấn đề này có thể tham khảo các chuyên gia hay thuê luật sư tư vấn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi tham gia góp vốn vào công ty cổ phần. Quan trọng hơn hết là các cổ đông thiểu số cần liên kết lại để tự bảo vệ mình. Việc một cổ đông thiểu số nhỏ trong công ty nên vị trí và sức ảnh hưởng trong công ty cổ phần sẽ rất nhỏ, vì vậy, để bảo vệ các quyền cơ bản của mình trong quá trình tham gia góp vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thì các cổ đông thiểu số nên liên kết, tập hợp với nhau để tạo thành nhóm cổ đông nhằm thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho họ, thông qua đó ít nhiều sẽ thể hiện được tiếng nói của mình trong công ty. Do vậy, sẽ kết hợp với các quy định

của pháp luật mới trong tương lai sẽ phát huy được đúng vai trò và đảm bảo được quyền lợi xứng đáng của mình trong công ty.

Qua những phân tích và đánh giá trên, theo quan điểm của tôi, vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần là một vấn đề mới và quan trọng. Điều đó thể hiện sự cần thiết, sự quan tâm của pháp luật và xã hội trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tiến tới bảo đảm quyền của họ, góp phần tạo ra một môi trường làm việc kinh doanh lành mạnh, phù hợp và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo đảm quyền của cổ đông thiểu số góp phần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tạo ra sự bình đẳng, tính có căn cứ trong môi trường của công ty cổ phần. Từ đó, cho thấy sự cần thiết và hoàn thiện của pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của các thành viên yếu thế, thiểu số trong các loại hình doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w