Ban hành đầy đủ các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 78 - 81)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

3.1.4. Ban hành đầy đủ các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về

tổ chức và quản lý công ty cổ phần

Như đã phân tích ở chương 2, các quy định về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về quản trị CTCP hiện nay còn thiếu và chưa hiệu quả, chưa phát huy được tác dụng phòng ngừa, răn đe cũng như trừng phạt đối với các hành vi vi

phạm trong lĩnh vực này. Trên thực tế, rất nhiều hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động CTCP bị phát hiện nhưng không có biện pháp xử lý tương ứng. Việc quy định mức phạt cố định trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với các vi phạm về pháp luật quản trị CTCP thể hiện tính không linh hoạt của các quy định pháp luật hiện hành. Đối với các hình thức xử lý bồi thường thiệt hại, mức phạt được quy định theo nguyên tắc bồi thường dân sự, tuy nhiên pháp luật chưa quy định chi tiết về các vi phạm cụ thể. Bên cạnh đó, đối với các hành vi có yếu tố cấu thành tội phạm, các quy phạm được áp dụng cho chính cá nhân có hành vi vi phạm mà không áp dụng cho pháp nhân CTCP.

Do vậy, các quy định về xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về CTCP được sửa đổi, bổ sung theo hướng: quy định thêm các chế tài xử lý tương ứng với từng hành vi vi phạm cụ thể, đảm bảo sức răn đe, đồng thời, quy định cụ thể, đồng bộ các chế tài đối với các hành vi vi phạm của các chủ thể. Với cách thức xây dựng luật của nước ta là chia thành các ngành luật để điều chỉnh, mỗi ngành luật điều chỉnh một khía cạnh khác nhau của cùng một quan hệ xã hội, chúng ta chỉ có thể sửa đổi một cách đồng bộ các quy phạm pháp luật liên quan đến các chế tài trong nhiều văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau. Tuy cách làm tương đối mất nhiều thời gian và chi phí, nhưng chắc chắn chúng ta phải tiến hành để có những chế tài hiệu quả áp dụng đối với những hành vi vi phạm của các chủ thể có liên quan.

Ví dụ: Anh A và 11 người bạn góp cổ phần cùng thành lập công ty. Hiện nay, công ty đã hoạt động được 03 năm tuy nhiên gần đây Anh A phát hiện anh B 1 trong 10 người cổ đông còn lại đã tiến hành một số giao dịch mang danh nghĩa của công ty nhưng lại không phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy Anh A có thể khởi kiện anh B không?

Giái đáp tình huống

Đây là tình huống khởi kiện khi thành viên hoặc cổ đông vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật

Luật doanh nghiệp 2020 có các quy định sau:

Tại khoản 4 Điều 115 quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Như vậy căn cứ vào quy định của các điều luật trên thì Luật doanh nghiệp 2020 yêu cầu thành viên và cổ đông phải có trách nhiệm tuân thủ luật. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 không đặt ra quy định cụ thể hành vi vi phạm và chế tài cụ thể đối với cổ đông. Như vậy công ty cổ phần thành lập phải ghi rõ quy định cụ thể các hanh vi, giao dịch mà các cổ đông không được phép làm nếu vi pham Thành viên hoặc cổ đông công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và ở đây có thể coi là đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường hợp điều lệ công ty được coi như là làm phát sinh quan hệ hợp đồng theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì kéo theo có thể phát sinh trách nhiệm đền bù thiệt hại theo hợp đồng. Khi hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thành viên hoặc cổ đông là cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo nguyên tắc của pháp luật, bất kỳ bên nào có liên quan bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật đều có quyền yêu cầu thành viên cổ đông công ty cổ phần đã thực hiện hành vi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các bên liên quan bị thiệt hai trong trường hợp này có thể là công ty, các chủ nợ của công ty và các thành viên hoặc cổ đông còn lại của công ty. Các thành viên hoặc cổ đông còn lại hoàn toàn có thể yêu cầu thành viên hoặc cổ đông có hành vi vi phạm chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân đối với thiệt hại xảy ra bởi hành vi vi phạm của thành viên hoặc cổ đông đó.

3.1.5. Nâng cao năng lực và tính hiệu quả của các hiệp hội và tổ chức xã hội

Một số tổ chức xã hội như Hiệp hội các DN vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội các Nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI)… cần nâng cao trách nhiệm và vai trò của mình đối với hoạt động quản trị tại các CTCP thông qua một số biện pháp như thành lập bộ phận chuyên môn nhằm thực hiện các đánh giá, khảo sát hàng năm về thực trạng quản trị công ty, trong đó có CTCP, hỗ trợ DN trong việc đưa ra các kế hoạch, chiến lược cải thiện chất lượng quản trị công ty. Ngoài ra, các tổ chức xã hội cũng cần tổ chức các diễn đàn, hội thảo về quản trị công ty nhằm tạo cơ hội chia sẻ, giao lưu giữa các chuyên gia và các nhà quản trị đến từ nhiều DN. Một vai trò quan trọng khác của các tổ chức xã hội là xây dựng cơ chế trợ giúp, đại diện cho nhóm cổ đông thiểu số tham gia họp ĐHĐCĐ tại DN để bảo vệ quyền lợi của họ. Ngoài ra,

các tổ chức này cần phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để cùng nhau đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ và giám sát hoạt động quản trị công ty của DN.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần . (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w