Cây bần là tượng trưng cho cây ngược đời của một ngạo mạn rễ trổ ngay suôn đuột có đầu nhọn và có gốc lỏng lẻo đong đưa theo

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 2 (Trang 28 - 37)

trổ ngay suôn đuột có đầu nhọn và có gốc lỏng lẻo đong đưa theo dòng nước, giỏi chịu đựng nơi một vùng đất không chưn, hay lở hay trôi. Một câu thơ xưa tuy tục nhưng đố ai đổi được chữ nào, đúng là khẩu khí của nhân-vật vùng nầy, biết tế khổn phò nguy giúp chúa Nguyễn mà không kể công, đời đời bất khuất chuộng sống tự-do, và có giọng nói cứng cứng ảnh hưởng của nước dớn, nước phèn, tuy vậy mà không độc:

“Nước chảy cặc bần run bây bẩy, Gió đưa dái mít giãy tê tê”.

đẹt mà gan lì và bản lĩnh như mảng-cầu xiêm và chuối hột, ăn chắc bụng thêm nhuận trường, còn tiếng nói thì không văn hoa, cứng lờ lợ như nước dớn, trừ người ra tỉnh lên Sài-Gòn có ăn học, phần đông không nói được chữ “r”, và thường lầm lộn chữ “r” nầy với “g”, tỷ dụ:

- sông rạch, cái rổ mây thì nói sông gạch, cái gổ mây.

- rừng cây, gạch nặng thì lại nói ngược ngạo: gừng cây, cục rạch nặng!

Tôi không nói nhiều vì đây không phải bài nghiên cứu về cách phát âm và các bạn nào muốn tìm hiểu xin xuống ở thử vài năm đất Cà-Mau thì biết. Được một cái là đất Cà-Mau tuy vậy mà rất hiền và thường đãi người mới, dân Cà-Mau trước đây không đãi khách bằng trà vì không có nước ngon để pha, và để thay thế trà, vẫn có rượu ngọt và rượu sâm-banh chánh hiệu (trước năm 1974).

Luận về thú rừng, tôi xin sơ lược:

Voi, từ rừng Xiêm-La, đi lần xuống mũi Cà-Mau để tránh nắng, vừa để thưởng thức lộc trời dành, hết mùa hoa trái thì đi lần trở lên rừng Cơ-me và Xiêm, nay vì bất an nên không xuống nữa chớ không phải là tiệt giống. Trước đây cách ba bốn chục năm còn nghe voi phá rẫy phá vườn và ruộng lúa miệt Phước-Long (Rạch-Giá) và xưa hơn nữa voi đập phá các tượng đá

Cao-Miên ở Đại-Ngãi (Sốc-Trăng), (nhưng theo tôi hiểu, đây là voi nhà của binh Xiêm dạy phá di-tích cổ và mỹ-thuật Cơ-me chớ không đúng là voi phá phách).

Kỳ-đà, trúc, rùa, lọ-nồi khỉ, nay vẫn còn gặp;

Heo rừng có khá nhiều, vẫn tiếp tục phá hoại hoa màu. Có thứ heo đực già, thích cọ da vào gốc dầu cho dầu dính khẳn vào lưng làm thành một giáp cứng không sợ móng cọp, và có nanh thật bén, mỗi lần đương cự với hổ, lừa thế dựa lưng vào gốc cây cho khỏi cọp vồ phía sau và chờ cọp sơ hở dùng nanh đợi cọp nhảy tới rạch bụng cọp lòi phèo lòi ruột chết nhăn nanh. Đó là

heo lăn chai, chỉ nghe nói lại, chớ người Cà-Mau chưa từng thấy tận mặt.

Naicà-tong, rừng Cà-Mau lên tới Sốc-Trăng, ngày xưa có nhiều. Đây là loại thú rừng nhờ ăn cỏ và lá cây nên vẫn lớn con như ở các rừng khác. Người thổ dân thích đi săn lấy thịt và làm thú tiêu khiển lành mạnh của buổi khai hoang thái bình. Binh khí loàng xoàng, năm ba cây mác cán dài, siêu-dao, mác thong, roi bằng gốc mây già hoặc bằng cây kè tẩm dầu thật dẻo dai, nhưng đây là dịp phô trương võ nghệ và tài tháo vác. Không như ngày nay đi săn thú dữ bằng trực thăng, bằng súng mạnh, bom hay lựu đạn, tỏ ra là một cuộc sát sanh có tổ chức; ngày xưa đi săn có nhiều ý nghĩa, vì thi tài cùng thú, ai mạnh ai giỏi thì thắng, ai chậm

lụt yếu sức thì thua, có khi lơ lĩnh lụp chụp, trâu báng heo chém rách ruột hay cọp vồ là thường sự, sanh nghề tử nghiệp không ai trách ai.

Đặt bẫy cần-vọt, đào hầm gài chông, dùng tên có tẩm thuốc độc, hoặc cho khỉ ăn cơm rượu chờ say té đùn-cục đi ngả xiêu ngả tó, bắt rất dễ cũng chưa ác độc bằng ngày nay muốn ăn một con cá, liệng một trái lựu đạn chết cả một khúc sông vừa trứng vừa mén, muốn ăn thịt nai ria một loạt chết gần hết cả bầy. Tôi thông qua những thức ăn đặc biệt miền rừng, như ong non, đuôn béo, tôi muốn chừa bài viết tạp nạp không sắp đặt nầy để nói về cọp rừng sác. Cọp vùng nước mặn, như Cà-Mau hoặc Gia-Định (trước kia có rất nhiều cọp, thậm chí có tổng tên là “tổng ăn thịt”) miệt Cần-Giờ rừng sác, vẫn nhỏ con hơn cọp ở núi ở rừng cao. Cọp từ rừng Cao-Miên Xiêm-La thì to lớn vì chuyên ăn thịt rừng no đủ. Đến khi xuống Cà-Mau và những vùng nước mặn nói đây, khi sinh con đẻ cháu, vẫn không được to con nữa, vì thức ăn đã đổi thay rất nhiều. Nai, heo rừng đã thuộc số ít, cọp rừng sác phải bắt cua bắt còng để lót dạ, lâu ngày quen đi và vóc giạt cũng thâu nhỏ lại.

Thiệt là anh hùng đến bước mạt lộ, lông vằn vện chỗ vàng khè chỗ đen mướt, nay nhường chỗ cho màu luốc lác vàng dơ trắng mốc, đen chẳng ra đen. Gan dạ của chúa sơn lâm cũng để lại phương xa, cọp Cà-Mau, bọn chặt đuôn chà-là làm tỉnh la nột, đã cong đuôi chạy

qua chỗ khác. Tuy vậy khi đói làm liều, vẫn quen tài nhảy vô chuồng gà, bắt trộm, cắn tha heo chó và lôi cổ trâu ngựa lẻ loi.

Tôi còn nhớ năm 1916 hay 1917, miệt Kế-Sách, Phú- Nổ (Sốc-Trăng), làng chạy tờ lên quan trên báo tin có cọp loạn rừng, về phá hại xóm làng. Viên san-đầm Tây được lịnh dẫn lính ma-tà đi trừ, nhưng lão ta lơ lĩnh thế nào nên tuy cọp bị hạ nhưng còn đủ sức lực để trả thù quào lão ta tét da đứt thịt thấu xương. Về nằm điều trị tại dưỡng đường địa hạt, vì lúc đó chưa có thuốc trụ sinh và cách điều trị còn quá sơ sài, nên lão ta chết cóng.

Vì đây là hồi-ký, xin cho tôi nói bắt quàng vài chuyện vụn vặt mạn đàm. Nhớ năm xưa, lúc còn làm việc nơi dinh phó soái, lúc binh Nhựt vừa đổ bộ lên đất Đông-Dương, tôi coi về công-văn mật, nên có đọc một câu chuyện khá lý thú về cọp rừng sác. Có một viên đại-úy Pháp được bổ nhiệm cai quản hòn Côn-Sơn. Anh ta bày một kế độc đáo để trừ nạn tù-nhơn trốn. Kế ấy là đề nghị mua năm con cọp vùng rừng sác thả lên núi rừng Côn-đảo. Trong tờ phúc-bẩm, anh ta buộc phải cọp rừng sác vì ăn ít và bởi vì Côn-Sơn không có thú rừng nhiều, đủ cung cấp cho miệng ông hổ, miễn có oai danh ông là đủ cho tù không dám trốn lên rừng làm bè và cụ bị lương thực để thả bè đi trốn là được. Nào ngờ thiên bất dung gian, kế nghe huyền diệu nhưng khi thực hành, vẫn hoàn toàn thất bại. Mấy con cọp

được thả vào rừng hòn Côn-Nôn, ban đầu còn sống lây lất tạm qua ngày với thức ăn nghèo nàn nhưng còn có, như chồn, chuột, dơi quạ, chim chóc, v.v... nhưng chầy ngày thét rồi những thú nhỏ ấy cũng không bắt được, cọp ta đói quá lớp chết khô, lớp bụng đói chân phải bò, cọp bèn đi kiếm ăn tạm ngoài bãi xa, ngày qua ngày, không may nước lớn chạy lên không kịp đều đi chầu Long-vương hết ráo, cái kế dùng cọp rừng sác ngăn chận tù trốn, để cọp tự lực cánh sinh, không chồn thì cua còng cá tôm, nghe thì hay mà không thành tựu. Tù nhơn vẫn trốn được như cũ, và lạ một điều là bè thả từ Côn-Sơn, nếu thuận gió thuận dòng thì đều tấp vô mũi Cà-Mau không sai chạy, trừ phi gặp gió nghịch, cơm khô đã cạn nước uống cũng hết, bè trôi qua vịnh Xiêm-La thì đành mất tự-do thêm một lần nữa.

Lão quan ba Tây nầy quả là một tên chúa ngục có nhiều thủ đoạn. Nguyên tại hòn, giới công-chức, thơ- ký và ma-tà, có nhiều thì giờ nhàn rỗi, nên thường tụ tập đêm nầy qua ngày kia, sát phạt bài bạc với nhau, và kết quả là tham nhũng và hối lộ. Để bài trừ, lão ta cấm chủ quán chệc mua bài tứ sắc đem ra hòn, nhưng khi ghiền bài họ chế biến làm lá bài bằng thiếc nhôm mỏng tuy không bì lá bài giấy, nhưng cũng giải muộn y như trước.

tiền dành dư bằng cách gian tham, lão nghĩ ra một kế khá mầu. Thay vì phát lương công chức trong đảo bằng giấy bạc nhà băng, lão dạy ký quĩ cất lên hết và thay vào đó lão phát một số tiền tương đương bằng nút khoén (jeton) làm bằng thiếc nhôm. Tiền nầy tại hòn có giá trị y như bạc thiệt, mua bán trao đổi đều dùng nút khoén, chỉ trừ khi người làm chủ số tiền tạm ấy (thơ- ký, ma-tà, cai ngục) mãn hạn trở về Sài-Gòn, khi ấy sẽ đổi lấy bạc nhà băng và như vậy lão có dịp biết rõ, tơ hào không lọt, ai có tiền nhiều và tiền ấy do hối lộ, ăn bạc ăn bài, hay cho vay cắt cổ, lão đều biết rành và có phương pháp bài trừ.

Ở Côn-Sơn ngày xưa có một chuyện ngộ, tôi xin kể ra đây luôn tuy không dính dấp chi đến xứ Cà-Mau, nhưng tôi muốn cho thấy quan niệm lạ của lối quan Tây đời đó. Chuyện cũng không lâu và xảy ra vài năm trước khi quân lính Nhựt đổ bộ lên đất nầy. Ngoài Côn-Sơn thuở nay phải bắt buộc công chức nào ở đất liền mà có phốt (faute), tức lỗi lầm trong lúc thừa hành công vụ, ra ngoài ấy làm việc gọi để đoái công chuộc tội. Thường lệ là ra ngoãi mười tám tháng lâu lắm là hai năm thì được về đất liền, để chỗ lại người khác. Thế mà có một anh thơ-ký trẻ bô trai, hào hoa phong nhã, từng ra học Hà-Nội nhưng nửa chừng trở về, thi vào ngạch thơ-ký soái-phủ, vì anh ta nói học ngoài ấy lâu quá buồn quá lại cũng vẫn làm mọi cho Tây không hơn gì, nên thà

ra sớm làm việc để hưởng cái tuổi xuân! Đang làm trên dinh Thượng-thơ ngon lành, bỗng anh ta làm đơn xin tình nguyện ra phục vụ ngoài khám-đường Côn-Sơn. Tức nhiên trên nhơn-ty-phòng (bureau du Personnel) phục lăn, làm giấy cho đi liền, vì hồ sơ tốt, hạnh kiểm tốt, ít có công chức nào tận tụy và sốt sắng như vầy. Nhưng một thời gian sau, việc đổ bể ra thì đã lỡ: P. dẫn gái vị-thành-niên Tây lai ra ngoãi, dưới danh từ “vợ trẻ chưa kịp làm hôn thú”! Trong tờ tập-nã, cô là con gái của ông sếp bót ở Chợ-Lớn, tức một công-chức cao cấp ngành cảnh sát phú-lang-sa. Người cha Tây thưa P. về tội dụ-dỗ dẫn dắt gái vị-thành-niên, có thể đưa ra cửa tòa đại-hình chớ không chơi. Nhưng ngộ là việc trình lên phó-soái lúc đó là ông Pag., lão có máu dê nổi tiếng và có thể làm những việc như P. đã làm, nên lão phê một câu như sau và xử chìm xuồng rằng: “Việc đời tư của một viên thơ-ký đang độ xuân-thì, không nên quan trọng hóa. Hỏi đứa gái như nó không khiếu nại, thì nên cất hồ sơ kể như xong. Phàm gà mái thì phải giữ kín trong chuồng. Để sẩy ra ngoài, trách ai? Không bắt tội đã là nhiều. Tên thơ-ký đã ra tới Côn-Sơn, thì còn chỗ nào đổi nó đi xa hơn nữa?”

Tự nhiên vào đời đó làm sao có cuộc hôn nhơn giữa người cai trị và người bị trị. Cô gái được người cha bắt về. Mười tám tháng sau, P. cũng về, bình an vô sự. Duy từ đó chánh phủ cẩn thận hơn, nên đẻ ra một thông tư

rằng từ rày về sau, vợ chánh thức có hôn thú mới được theo chồng ra làm việc ngoài Côn-đảo. Câu chuyện chưa dứt, vì tại có điều-lệ nầy, nên chuyến sau, khi anh P. trở về đất liền thì có anh K.V.B. tình nguyện xin ra thay thế. Số là B. bị một cô nhân tình bức hiếp làm eo-xách quá, chịu không nổi, nên xin đổi ra đảo. Trước khi đi, anh cho hết đồ đạc bàn ghế dặn hờ hãy bán lấy tiền rồi ra ngoài ấy sẽ sắm vật khác. Chị Mười tóc-đỏ nghe khoái quá, cứ để K.V.B. lên đường, chị ta ở lại, trả phố bán hết giường nệm và đồ thập vật tế nhuyễn, ăn chơi đã đời rồi kêu xe kéo kéo lại cầu tàu mua vé ra Côn- Sơn theo chồng. Nhưng đã có lịnh, không có hôn thú, không cho đi. Nhờ vậy anh K.V.B tránh được một sư-tử Hà-Đông và có dịp làm lại cuộc đời mới.

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 2 (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)