Nứng là nhơn, trong tiếng “trượng nhơn” Trượng qua tiếng Việt biến ra “giượng”, tức chồng của cô hoặc của dì Nói tắt còn “a nứng”.

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 2 (Trang 105 - 109)

bánh dài cỡ một tấc tây, bề ngang độ ba ngón tay, hình tròn tròn như một lóng mía, thế mà có một huê-khôi cựu sinh viên trường đầm Marie Curie, đã ban cho bánh nầy một cái tên tôi phải xin lỗi cô bác trước rồi mới dám nói ra. Vì cái bánh mè-láo là một bánh lăn bột mà giáp vòng, nên một hôm chị nầy căn dặn tôi, khi biết tôi về thăm quê nhà: “Anh nhớ mua cho tôi một ký thứ bánh gì tôi quên tên rồi, mà giống như “c. chấm mè”!

Nhơn vật đất Phú-Nổ cũng ngon như bánh sản xuất tại xứ nầy. Đúng như câu “trai thanh gái lịch”, đàn ông ở đây toàn là Minh-Hương lai Triều-Châu, người dong dảy dễ coi, người nào người nấy đều cao ráo giềnh giàng khi còn ít tuổi và càng về già bụng càng phệ và to con nhưng vẫn không lệt bệt, vì vậy những năm xưa đời Pháp thuộc thường bị tuyển làm lính tập vì tốt tướng và mạnh dạn. Còn nói gì con gái lai xứ Phú-Nổ, cha Tàu mẹ Miên, - cô bán bánh pía là người mẫu, thảy đều lưng ong thắt đáy, nhưng bao nhiêu việc nhọc trong nhà đều quán xuyến, mũi dọc dừa, mỗi lần bị chồng rầy oan là đo đỏ hai bên sống, thấy mà muốn cắn, da ngâm ngâm ngà ngà chắc da chắc thịt, không sợ nắng mưa, mắt thì mắt phụng giụm lại và xiên xiên nhưng không phải lé, đàng đuôi mắt treo lên, mỗi khi liếc, trồng đen nghiêng và trồng trắng chớp có sao. Vậy mà tánh hiền như bột làm bánh! Người ta nói gái ở đây bền và không làm cho có bịnh đau lưng, tôi chưa thí nghiệm nên không dám chắc. Nhưng vẫn thấy nhiều

người già mà còn xinh và vẫn lanh lẹ như khi nhỏ. Trai đời nay nên tìm gái Phú-Nổ mà kết duyên.

Con giồng Phú-Nổ chạy thẳng về chợ Sốc-Trăng, một phần nằm trên đường Sốc-Trăng/Cần-Thơ, phần còn lại là khúc xương sống của cái giồng nầy chạy về Phú-Nổ. Xưa có thầy phong-thủy Tàu khen Sốc-Trăng có tám con rồng chầu và quay đầu về thành phố Sốc- Trăng và đó là tám cái giồng cát bủa ra tám hướng: Phú-Nổ, Bố-Thảo (Thuận-Hòa), Xoài-Cả-Nả (Đại-Tâm), Tham-Đôn (Bãi-Xàu), Bang-Long (Giếng Nước), Văn- Cơ (Trường-Kế), Bắc-Tà-Ky (Sung-Dinh) và Lình-Kía (Long-Tử-Cương).

Cái giồng sau chót có cái tên xinh xinh khêu gợi: Long-Tử-Cương. Trong cuốn “Phong lưu cũ mới”, tôi có nói cá thia-thia hớt tại giồng nầy có kỳ trên lưng đỏ chói gọi là kỳ son, vì đều lai với cá Xiêm giống đỏ, và thảy đều hay. Vì vậy giới chơi cá, đặt tên là cá “Triệu- Tử”, để nhắc tài hay của viên hổ-tướng đời Tam Quốc theo phò Lưu Bị. Nhưng đến Sốc-Trăng mà hỏi thăm giồng Long-Tử-Cương thì không ai biết đâu mà chỉ, vì giồng nầy do người Triều-Châu đến đây sanh sống trước tiên, trồng rẫy làm vườn và đặt tên luôn. Tên ấy đọc theo giọng Tiều là “lình-kía”, vì lình là long và kía là tử. Viết đến đây nên chấm dứt là vừa và xin quí độc giả Trung-Bắc đừng bắt tôi dịch hay phiên âm hai chữ nầy ra giọng Quảng-Đông vì ngại miệng và tục

tĩu lắm. Nói mé và nhắc chừng như sau đây mà còn sợ kiểm-duyệt không bằng lòng. Nguyên giọng Quảng đọc chữ “tử” là “chảy”, còn “long” họ đọc ác lắm, đâu ngờ cái tên tốt như thế mà họ đọc kỳ cục quá, nhưng á mà thôi, nếu nói ra không được thì viết lại đây để các bạn biết chơi rồi bỏ qua: đó là chữ bỏ chữ đầu cho bớt tục: “...ồn”, muốn viết đủ chữ phải có chữ “L” đứng trước.

(đăng một kỳ báo Chọn Lọc số 43 ngày 25-9-1966) (duyệt 2-VI-78)

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 2 (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)