MÁNH LỚI ĐỂ BÁN RUỘNG VÀ CHUYỆN MỘT Ả ĂN SƯƠNG

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 2 (Trang 148 - 150)

Ở SỐC-TRĂNG

Bốn mươi năm về trước, vào khoảng 1935-36, những người như tôi từng ở châu-thành Sốc-Trăng, đều biết mặt biết danh cô Sáu C. Nếu nói là hoa-khôi thì hơi quá đáng, vì cô có đi đấu sắc đẹp với ai bao giờ, nhưng những trai tuy có vợ rồi nhưng lòng còn khao khát món lạ, và luôn luôn “xôi chợ vẫn ngon hơn cơm nếp nhà”, những chàng trai sẵn lòng hư ấy đều nhìn nhận với tôi rằng hai hàm răng cô Sáu thật đều và trắng như ngà mới, khuôn mặt cô không xinh lắm, nhưng nhìn lâu đường như có một ma-lực khuyến rủ lạ lùng, nhứt là tướng đi như mời mọc, cặp đùi ếch dính sát vào quần lãnh đen vừa láng mướt vừa no tròn, cô Sáu không to không bé vừa vặn theo thể cách con người mình dây, trời ơi làm sao tả được, mỗi bước mỗi khêu gợi bắt nhớ những gì khác lạ hơn của nhà, nó xọp xẹp nó bèo nhèo làm sao ấy. Ngực của cô, chu choa, ngực của cô, tuy

năm ấy cô đã trên hai mươi cái xuân và gió sương tắm gội đã nhiều, nhưng phong độ còn hơ-hớ còn y, hoặc nói cho đúng điệu, còn nở nang “thấy bắt thèm”, còn khuyến rủ hơn gái tân chưa từng trải. Cô Sáu nói với tôi một cách vô tội rằng: “Ngày nào cặp đèn pha (nhũ hoa) của cô còn, thì cô vẫn là Còn”. Câu nói nhiều ý nghĩa, cô đã xưng tên rồi đó, thêm cô đã dí-dỏm sánh ngực cô với cặp đèn kiểu xe Delage là hiệu xe Pháp sang và đặc dụng nhứt thời 1935-36 ấy. Tuy ít học, nhưng cô ăn nói rất có duyên, tuy cô không đẹp hơn ai, nhưng cô là người ăn khách nhứt. Kể về bụng dạ và cách ăn ở đời, năm đầu buổi kháng chiến, cô đã từng đi ban cứu thương. Lúc thất cơ thua chạy, cô bị Tây bắt trong một chiếc tam bản cô đồng hành cùng hai thanh niên định rút lui về chợ Sốc-Trăng có nhiều chỗ ẩn, Tây xuống xét tam bản, gặp một cây súng lục ém giấu trong nồi thịt kho, cô vổ ngực nhìn nhận của ấy là của cô, và tòa Tây phạt ba tháng tù ở. Nếu cô không có can đảm làm việc ấy thì chi cho khỏi hai thanh niên kia bị xử bắn, vì sanh mạng con người nhứt là của những người kháng chiến chống Tây còn rẻ hơn bèo. Ấy con người cô Sáu, tuy thuộc giới ăn sương, nhưng vì lòng thương giống nòi và nước nhà, vẫn xứng đáng hơn rất nhiều người khác trong xã hội chỉ biết kháng chiến miệng, sự thật nhát hơn thỏ đế và vẫn nịnh Tây. Mấy hàng nầy tôi viết từ năm 1966, và cho đến nay vẫn mong gặp lại con người gan ruột là cô Sáu.

Nhắc lại khi cậu Hai xuống chợ Sốc-Trăng tính toan việc bán sở đất một ngàn mẫu ở Ngả Bảy, mỗi đêm để giải sầu, cậu thường đốt đèn làm bạn với Phù-Dung. Để có người đối bóng trước đèn, cậu sai bồi đi mời cô Sáu mà anh bồi giới thiệu quá mức và cậu muốn làm quen. Cô Sáu ngồi xe kéo đến, bước vào phòng thấy một ông già quá tuổi “binh-diêu”,(1) ốm gầy, mặc bộ áo ngủ nhục nhục, xem dáng “hết xài”, cô chào hỏi ngồi nói năm ba câu rồi xin kiếu về...

Cậu Hai nằm nghĩ thấm mật, giận con nhỏ xem mình hơi rẻ, bèn sai bồi đi gọi một ả khác, không cần sắc đẹp, miễn vui tánh và không biết làm cao. Cô ả lại, cậu vẫn làm bạn cùng bàn đèn, và đối với ả, cậu không động đến, nhưng sáng ngày cậu vẫn y như lệ hỏi:

- Em muốn mấy miếng?

- Như đắng thì khỏi hỏi, - cô ả đáp - Tà-líp của chúng tôi có sẵn, suốt đêm là hai miếng (cô hiểu miếng là đồng bạc giấy một đồng thuở ấy). Còn như ngọt thì hơn đó bao nhiêu cũng tốt.

- Chà! Chà! Biết sao mới là ngọt, - cậu trả lời - Cho là đắng đi! Và hai miếng là vừa.

Nói rồi cậu dỡ gối lấy ra một cái hộp thiếc, thứ hộp cũ đựng bánh Tây gọi Biscuit Petit Beurre ăn đã

Một phần của tài liệu Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc: Phần 2 (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)