1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Theo cuốn “Quản trị ngân hàng thương mại” (Commercial bank management) của Peter S. Rose xuất bản năm 2002 thì: “Quản trị RRTD là việc các ngân hàng các nhà quản trị RRTD bằng các nghiệp vụ của ngân hàng để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Theo Uỷ ban Basel thì “Quản trị RRTD là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu
tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được”. Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng chính là việc ngân hàng sử dụng các nghiệp vụ của mình như xây dựng chiến lược cấp tín dụng, quản lý danh mục cho vay, quản lý khách hàng vay, kiểm soát quy trình cấp tín dụng.... trong đó có nội dung hết sức quan trong là việc xây dựng khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng hay nói cách khác là mức độ chấp nhận được rủi ro của mỗi ngân hàng, để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi rủi ro xảy ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.
1.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần tuân thủ theo một số nguyên tắc như sau:
- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức
cho phép nếu như mong muốn tối đa hóa thu nhập phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình. Ở mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro các NHTM cần xây dựng chiến thuật “phòng ngừa rủi ro”; tuy nhiên. xóa bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó. nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro đối với Ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro chấp nhận được”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản trị rủi ro phù hợp với quy mô của Ngân hàng.
- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép: Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi
ro trong “hạn mức rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó. Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các ngân hàngngân hàng mới có thể sử dụng tất cả những chiến lược, quyết sách của mình để điều tiết chúng. Ngoài ra. đối với các loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang các công ty bảo hiểm bên ngoài.
- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt: Một trong những nguyên lý
1. Nhận biết RRTD
4. Xử lý RRTD 2. Đo lường RRTD
3. Kiểm soát RRTD
20
hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác. Nói cách khác, về nguyên tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc lập với nhau và quá trình quản trị chúng cần phải đuợc điều tiết riêng biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đua ra cùng một phuơng pháp điều hành.
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập:
Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ đuợc phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không đuợc cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải đuợc loại bỏ.
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tuơng lai. Do đó, giá trị thiệt hại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải xác định đuợc mức độ (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển đuợc sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài.
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế: Mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro ngân
hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.
- Nguyên tắc hợp lý về thời gian: Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân
hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong truờng hợp chúng xảy ra.
21
- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Hệ thống quản
trị rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng.
- Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép. Nguyên tắc này
đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “hạn mức rủi ro cho phép” phải có khả năng chuyển đẩy cao. Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của ngân hàng trong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của ngân hàng cần phải được loại bỏ khỏi “hạn mức rủi ro cho phép”. Hay nói cách khác, chúng chỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các đối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài.
Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt phù hợp với quy mô và khẩu vị rủi ro. Chính sách quản trị rủi ro ngân hàng phải được xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng ngừa từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng được phân thành 4 giai đoạn theo quy trình như sơ đồ sau:
22
nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn như sau:
1.2.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Để nhận biết rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm là:
• Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng
Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.
• Phân tích đánh giá khách hàng
Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng. Việc đánh giá, phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng.
Các mô hình này rất đa dạng gồm các mô hình phân tích định tính (truyền thống) và các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng. Mô hình lượng hóa có ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống ở chỗ nó cho phép xử lý nhanh chóng nhiều hồ sơ vay với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trọng việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay các NHTM đang bắt đầu vào quá trình xây dựng các mô hình lượng hóa RRTD như hệ thống cho điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng và vẫn chủ yếu sự dụng phương pháp truyền thống để đánh giá RRTD.
a) Mô hình định tính (truyền thống):
Phương pháp này đi sâu vào nghiên cứu nhóm 6 chỉ tiêu (còn gọi là phương pháp 6C) sau:
Capacity - Cash flow (Năng lực - Luồng tiền dự tính trả nợ) Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong số năm yếu tố. Năng lực đề cập đến khả năng điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.
Capital (Cấu trúc vốn) Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sử hữu có thể được huy động trong quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông.
Collateral (Tài sản thế chấp) Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ.
Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng) Là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ản tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng
24
và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính (Vấn đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn được điều hành bởi một nhóm cá nhân). Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng được xem xét.
Conditions (Điều kiện) Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Control (Kiểm soát) Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay được xem xét.
Mô hình 6C tương đối đơn giản. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.
b) Các chỉ tiêu định lượng:
Dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, Ngân hàng tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng. Bước 2: Xử lý thông tin
Bước 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng
1.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá đo lường rủi ro tín dụng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng. Sau đây là một số mố hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụng để đo lường rủi ro nhiều nhất.
* Mô hình điểm số Z:
Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X2: tỷ số “lợi nhận giữ lại/tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản” X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì nguời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
- Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi to cao - 1,8 < Z < 3: Không xác định được
- Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ
Bất kỳ khách hàng nào có điểm số Z<1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng sẽ không cấp tín dụng.
Theo mô hình thì bất cứ khách hàng nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.
+ Ưu điểm của mô hình: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.