NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 30 - 40)

Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng được phân thành 4 giai đoạn theo quy trình như sơ đồ sau:

22

nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn như sau:

1.2.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng

Để nhận biết rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm là:

Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng

Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.

Phân tích đánh giá khách hàng

Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng. Việc đánh giá, phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng.

Các mô hình này rất đa dạng gồm các mô hình phân tích định tính (truyền thống) và các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng. Mô hình lượng hóa có ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống ở chỗ nó cho phép xử lý nhanh chóng nhiều hồ sơ vay với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trọng việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay các NHTM đang bắt đầu vào quá trình xây dựng các mô hình lượng hóa RRTD như hệ thống cho điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng và vẫn chủ yếu sự dụng phương pháp truyền thống để đánh giá RRTD.

a) Mô hình định tính (truyền thống):

Phương pháp này đi sâu vào nghiên cứu nhóm 6 chỉ tiêu (còn gọi là phương pháp 6C) sau:

Capacity - Cash flow (Năng lực - Luồng tiền dự tính trả nợ) Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong số năm yếu tố. Năng lực đề cập đến khả năng điều hành

hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.

Capital (Cấu trúc vốn) Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sử hữu có thể được huy động trong quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông.

Collateral (Tài sản thế chấp) Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ.

Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng) Là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ản tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng

24

và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính (Vấn đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn được điều hành bởi một nhóm cá nhân). Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng được xem xét.

Conditions (Điều kiện) Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Control (Kiểm soát) Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay được xem xét.

Mô hình 6C tương đối đơn giản. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

b) Các chỉ tiêu định lượng:

Dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, Ngân hàng tiến hành các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng. Bước 2: Xử lý thông tin

Bước 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng

1.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá đo lường rủi ro tín dụng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng. Sau đây là một số mố hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụng để đo lường rủi ro nhiều nhất.

* Mô hình điểm số Z:

Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”

X2: tỷ số “lợi nhận giữ lại/tổng tài sản”

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản” X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao thì nguời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

- Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi to cao - 1,8 < Z < 3: Không xác định được

- Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Bất kỳ khách hàng nào có điểm số Z<1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng sẽ không cấp tín dụng.

Theo mô hình thì bất cứ khách hàng nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.

+ Ưu điểm của mô hình: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản. + Nhược điểm:

- Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Tuy nhiên trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay.

- Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh

Moody’s Standard & Poor’s Xếp hạng Tình trạng Xếp hạng Tình trạng

Aaa Chất luợng cao nhất AAA Chất luợng cao nhất 26

doanh cũng như điều kiện thì trường tài chính thay đổi liên tục.

- Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay như danh tiếng khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của các chu kỳ kinh tế.

* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Ngoài mô hình điểm số Z, hiện nay nhiều ngân hàng còn sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc...

Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10.

+ Ưu điểm: mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.

+ Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình, do đó có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàng bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng và dịch vụ ngân hàng.

* Mô hình đo lường rủi ro khoản vay

EL = PD × LGD × EAD (Nguồn: Theo Basel II)

Trong đó:

- EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến.

- PD (Probability of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng / ngành hàng đó là bao nhiêu.

- LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.

- EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách 27

hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.

Với PD, LGD và EAD, ba yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tuởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thuờng xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã đuợc luợng hóa cụ thể. Chỉ nhờ PD, LGD và EAD mà rất nhiều các nhân tố tác động đến khách hàng cũng nhu các khoản tín dụng cấp cho họ đã đuợc giản luợc và gói gọn chỉ trong ba cấu phần rủi ro ấy.

Hơn nữa, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ tiến tới phát triển các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phuơng diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: Tính toán, đo luờng rủi ro tín dụng EL - tổn thất dự kiến và UL (Unexpected Loss) - Tổn thất ngoài dự kiến.

* Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:

RRTD hay rủi ro không hoàn đuợc vốn trái phiếu của công ty thuờng đuợc thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này đuợc chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tu nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

Bảng 1.1: Tổng hợp xếp hạng tín dụng theo Moody’s và Standard & Poor’s

Baa Chất luợng vừa BBB Chất luợng vừa Ba Nhiều yếu tố đầu cơ BB Chất luợng vừa thấp hơn

B Đầu cơ B Đầu cơ

Caa Chất luợng kém CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao Ca Đầu cơ có rủi ro cao C Trái phiếu có lợi nhuận

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên đầu tư, còn các loại chứng khoán bên dưới được xếp hạng rác rưởi (junk). Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc khách hàng chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này.

1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các phương pháp để đánh giá và quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kiểm soát được thực hiện liên tục và xuyên suốt quá trình cho vay giúp cho ngân hàng có điều kiện theo dõi các khoản cho vay một cách chặt chẽ, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh về tín dụng với các ngân hàng khác.

Việc kiểm soát được thực hiện ở cả trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

- Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: Thiết lập chính sách và thủ tục bằng văn bản; thẩm định trước khi cho vay; phê duyệt khoản vay.

- Kiểm soát trong khi cho vay: Xác lập hợp đồng tín dụng; giám sát quá trình giải ngân; giám sát tín dụng, sử dụng vốn đúng mục đích.

- Kiểm soát sau khi cho vay: Theo dõi, đôn đốc thu nợ; tái xét tín dụng, xếp hạng tín dụng; Kiểm tra nội bộ độc lập; đánh giá lại chính sách.

Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát độc lập của ngân hàng và kiểm soát có sự tham gia của cơ quan thanh tra ngân hàng nhà nước hoặc kiểm tra chéo giữa các ngân hàng.

1.2.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Trên thực tế, các ngân hàng đều xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có chức năng quản lý và giám sát thường xuyên các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu là một trong những rủi ro mà ngân hàng khó tránh khỏi.

29

Khi đó, bộ phận này sẽ thành lập một Hội đồng để nhận biết các khoản nợ xấu và đưa ra các hướng giải quyết vấn đề này.

Có rất nhiều biện pháp để xử lý các khoản nợ xấu, sau đây là một số đề xuất: - Yêu cầu doanh nghiệp tái cơ cấu tài chính, cơ cấu lại và quản lý các khoản nợ. - Chuyển nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp có tiềm năng.

- Thực hiện mua bán các khoản nợ.

- Xử lý tài sản đảm bảo hoặc đòi nợ bên bảo lãnh.

- Trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng khoản dự phòng này.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w