Đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quản trị rủi ro tín dụng, trên cơ sở nhận biết rủi ro, các ngân hàngsẽ tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo. Để nhận biết rủi ro cần xem xét đến các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động các nhân tố đó đến rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở các dấu hiệu nhận biết RRTD, các bộ phận chịu trách nhiệm quản trị rủi ro theo phạm vi nhiệm vụ của mình đưa ra các đánh giá, nhận xét, đề xuất đến bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp để có phương án xử lý kịp thời. Quá trình này được thực hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Cụ thể:
Thẩm định tín dụng
Ngân hàng phải đánh giá, thẩm định tín dụng trước khi phê duyệt cấp tín dụng về các mặt:
- Các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngành nghề kinh doanh của khách hàng; - Mục đích xin cấp tín dụng của khách hàng và nguồn tiền trả nợ; - Tổng mức rủi ro tín dụng của khách hàng;
- Xếp hạng khách hàng;
- Tính pháp lý, khả năng thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm; - Các phê duyệt của cơ quan chức năng (nếu có);
76 - Các điều kiện để giải ngân.
Ngân hàng phải phân tích khả năng tài chính, dòng tiền và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng để cung cấp các hình thức cấp tín dụng, thời hạn sử dụng vốn một cách hợp lý, đảm bảo hạn chế rủi ro và lợi nhuận bù đắp chi phí phát sinh của ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng sử dụng vốn đối ứng trước khi cấp tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn và trả nợ.
Đối với các tài sản bảo đảm có giá trị lớn, có tính chất đặc thù, ngân hàng cần có chứng thư thẩm định giá của các đơn vị chuyên ngành thẩm định giá nhằm xác định đúng giá trị, khả năng quản lý, xử lý của tài sản bảo đảm. Đối với các khoản cấp tín dụng có bảo lãnh của bên thứ ba phải đánh giá, thẩm định khách hàng và bên bảo lãnh thứ ba để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của bên thứ ba khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
Phê duyệt quyết định tín dụng
Ngân hàng phải có quy trình phê duyệt quyết định tín dụng ở các cấp từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Quy trình phê duyệt quyết định tín dụng phải được quy định bằng văn bản đảm bảo các yêu cầu:
- Quy định cụ thể cá nhân hoặc hội đồng có thẩm quyền phê duyệt quyết định tín dụng theo các tiêu chí và trách nhiệm của người có liên quan.
- Quy định các trường hợp ngoại lệ về phê duyệt quyết định cấp tín dụng. - Tính minh bạch của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ.