Quản trị RRTD của NHTM đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ nhiều phía: nhà nước, Ngân hàng và khách hàng. Quản trị RRTD của NHTM chịu sự tác động của những nhân tố chủ yếu sau:
1.2.5.1. Các nhân tố khách quan
• Điều kiện tự nhiên:
Rủi ro được xem là bất khả kháng với các chủ thể là thiên tai, địch họa, sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng... điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và có thể làm cho khách hàng mất khả năng trả nợ, gây ra những biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
• Môi trường kinh tế:
- Sự biến động thất thường của nền kinh tế cũng sẽ tác động xấu đến hoạt động của khách hàng lần ngân hàng: Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường, tuy tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước song không thể tránh khỏi sai lầm. Hoạt động trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng nhiều rủi ro tất yếu không tránh khỏi có thể tác động làm doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng nợ xấu phát sinh, khó xử lý đối với ngân hàng.
- Sự tác động của quy luật cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt cộng với những thay đổi thường xuyên về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn, có thể dẫn đến sự đình trệ trong sản xuất, thậm chí dẫn đến phá sản làm mất khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
- Một yếu tố nữa chính là sự quy hoạch kém hợp lý trong việc phân bổ đầu tư giữa các ngành. Do mục đích của các nhà đầu tư luôn là lợi nhuận nên họ sẽ đầu tư vào những ngành mang lại lợi nhuận cao nhất. Từ đó mà dẫn đến sự phát triển quá nóng của một số ngành trong khi đó những ngành khác lại kém phát triển. Gây mất cân đối trong sự phát triển của nền kinh tế. Tạo ra ảnh hưởng xấu cho hoạt động của
toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế, làm giảm khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, nợ xấu phát sinh và bế tắc trong vấn đề xử lý.
• Môi trường luật pháp:
- Sự thay đổi trong cơ chế, chính sách như: bất ổn chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước hay thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sáp nhập hay phân tách của các Bộ, Ngành trong nền kinh tế. Những sự thay đổi và điều chỉnh này tuy cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước nhưng đôi khi, cũng có tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến khách hàng và ngân hàng làm giảm khả năng trả nợ, ảnh hưởng xấu đến quá trình quản lý nợ xấu của ngân hàng.
- Ngoài ra, môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng. Điều này sẽ không đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong nền kinh tế. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của họ và gây ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng, việc xử lý các khoản nợ xấu này cũng rất khó khăn.
- Sự giám sát không chặt chẽ của NHNN cũng là một nguyên nhân khiến tình hình xử lý nợ xấu kém hiệu quả. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thiếu hiệu quả, chất lượng cán bộ tranh tra, kiểm toán của ngân hàng nhà nước còn rất hạn chế nên rất nhiều sai phạm, sai lầm của các ngân hàng thương mại đã không được phát hiện để ngăn chặn, điều chỉnh kịp thời. Khi phát hiện để can thiệp thì đã quá muộn.
• Yếu tố từ phía khách hàng:
- Do trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém mà doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Do chiến lược sai doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh những không chú ý như cầu trên thị trường vượt khả năng quản lý dẫn đến ứ đọng hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát. Bên cạnh đó việc thẩm định dự án đầu tư không đúng cũng dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ không trả được.
- Một số doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Như sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản, nên không hoàn trả các khoản nợ đúng kỳ hạn.
- Do tư cách đạo đức của khách hàng. Một số khách hàng cố tình chây ì không thực hiện cam kết trong hợp đồng tín dụng, cố tình không trả nợ. Hơn nữa, một số khách hàng sau khi vay vốn của ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn đó vào mục đích
33
phi sản xuất kinh doanh thậm chí còn sử dụng cho những mục đích trái pháp luật.
1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan
- Công tác tổ chức của ngân hàng: tổ chức ngân hàng đuợc sắp xếp một cách thiếu khoa học, không có đuợc sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong ngân hàng sẽ tạo không đáp ứng kịp thời các công tác liên quan đến xử lý nợ;
- Năng lực và đạo đức của cán bộ: cán bộ chua đuợc đào tạo đầy đủ, không am hiểu về các lĩnh vực, kỹ năng kém không thể đánh giá đuợc khách hàng và các giải pháp để xử lý nợ.
- Một thực tế tồn tại nữa chính là bệnh thành tích ở các ngân hàng, việc tăng du nợ ồ ạt một cách không căn cứ, chạy theo số luợng mà không chú ý chất luợng các khoản vay, cộng với khả năng quản lý còn kém hiệu quả sẽ làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng ngày một cao, khó xử lý.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO AGRIBANK