Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nuớc thông qua hệ thống các cơ quan chức năng nhu thuế, thanh tra tài chính.. .Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nuớc, hệ thống chuẩn mực kế toán là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những nguời có liên quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất luợng nghề nghiệp của chính các cơ quan quản lý này. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính... phải thuờng xuyên bồi duỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thuờng xuyên mới đáp ứng đuợc yêu cầu công việc.
1.2.3.3. Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp đuợc xã hội và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để huớng dẫn và kiểm tra là tất yếu
Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về cơ bản nội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Cho đến hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 05 quyết định công bố các chuẩn mực kế toán (VAS) thành năm đợt nhu sau:
Đợt 1: Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
VAS 02: Hàng tồn kho
VAS 03: Tài sản cố định hữu hình VAS 04: Tài sản cố định vô hình VAS 14: Doanh thu và thu nhập khác
Đợt 2: Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
VAS 01: Chuẩn mực chung VAS 06: Thuê tài sản
VAS 10: Ảnh huởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái VAS 15: Hợp đồng xây dựng
VAS 16: Chi phí đi vay
VAS 24: Báo cáo luu chuyển tiền tệ
Đợt 3: Ban hành và công bố theo quyết định số 243/2003/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
VAS 05: Bất động sản đầu tu
VAS 07: Kế toán các khoản đầu tu vào công ty liên kết
VAS 08: Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh VAS 21: Trình bày báo cáo tài chính
VAS 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tu vào công ty con VAS 26: Thông tin về các bên liên quan
Đợt 4: Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
VAS 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tuơng tự
VAS 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ VAS 28: Báo cáo bộ phận
VAS 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán
Đợt 5: Ban hành và công bố theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
VAS 11: Hợp nhất kinh doanh
VAS 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng VAS 19: Hợp đồng bảo hiểm
VAS 30: Lãi trên cổ phiếu
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT quốc tế ở Việt Nam
1.3.1. Nhân tố về kinh tế:
1.3.1.1 Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường:
Xuất phát điểm của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế thị trường là một nước nông nghiệp còn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Vì vậy, Việt Nam tiếp cận những chính sách kinh tế mới bao gồm các chuẩn mực kế toán một cách thận trọng và có chọn lọc. Chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền kinh tế giàu có và phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên chuẩn mực kế toán quốc tế có thể trước hết vì lợi ích và phù hợp hơn với quốc gia của họ và không phù hợp với những nền kinh tế còn nghèo nàn như Việt Nam. Hơn nữa, truyền thống kế toán luôn khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia. Do vậy, việc áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết và phù hợp trong điều kiện kinh tế của Việt Nam.
1.3.1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế:
Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam còn đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ. Ví dụ, hoạt động sáp nhập hay cổ phần
hoá mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây; các khái niệm nhu công cụ tài chính hay lợi thế thuơng mại hoàn toàn mới và phức tạp nên các nhà ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam và nguời thực hiện cần thời gian để hiểu và vận dụng theo cách đơn giản nhất, thuận tiện cho môi truờng kinh doanh tại Việt Nam. Lợi thế thuơng mại đuợc quan niệm là chi phí bỏ ra của bên mua doanh nghiệp do vậy cần phải đuợc khấu hao vào chi phí và việc khấu hao này phải đuợc thực hiện nhất quán trong một thời gian nhất định để tránh sự phức tạp và đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nuớc có liên quan. Việt Nam chua cần thiết phải có những chuẩn mực kế toán phức tạp trong giao dịch kinh tế chua hoặc mới xuất hiện ở Việt Nam.
Thực tế, việc lựa chọn áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế đuợc cho là chua cần thiết trong truờng hợp Việt Nam, có khả năng dẫn đến phát sinh chi phí cao hơn và sự lẫn lộn, lợi ích mang lại thấp hơn chi phí bỏ ra. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam là lý do cơ bản dẫn tới sự cần thiết của việc áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.3.1.3. Mức độ phát triển của thị trường vốn :
Việt Nam vừa mới phát triển nền kinh tế thị truờng từ những năm cuối của thế kỷ 20 trong khi nền kinh tế thị truờng đã đuợc hình thành ở các nuớc phát triển từ nhiều thế kỷ. Thị truờng vốn là phuơng thức quan trọng nhất của nền kinh tế thị truờng. Thị truờng vốn của Việt Nam là một trong những thị truờng non trẻ nhất trên thế giới, mới đuợc hình thành mấy năm cách đây. Đến nay, nó vẫn chua hẳn là có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và mới chỉ trong phạm vi quốc gia và chua liên thông với thị truờng vốn trên thế giới. Định huớng của chuẩn mực kế toán quốc tế là xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị truờng và hỗ trợ thị truờng vốn. Tuy nhiên định huớng phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam để phục vụ cho các nhà đầu tu trên thị truờng vốn không mạnh nhu chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý nhu chuẩn mực kế toán quốc tế để phục vụ thị truờng vốn chua đuợc đánh giá cao.
Do đặc trưng của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam, Việt Nam vẫn chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa cấp bách về thông tin kế toán chất lượng cao theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhìn chung, nhiều người lập và sử dụng báo cáo tài chính chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa lớn đối vối thông tin tài chính chất lượng vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc ra quyết định của họ. Điều này chủ yếu do sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm và cũng do đặc điểm của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Kế toán quản trị phát triển rất hạn chế tại Việt Nam và không được coi trọng nhiều bởi phần lớn các doanh nghiệp. Trong những năm trước, việc tính toán nghĩa vụ thuế là mục tiêu chính của hoạt động kế toán. Phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam chưa hoặc cũng ít sử dụng phân tích báo cáo tài chính cho việc ra quyết định đầu tư mà bị tác động chủ yếu bởi tâm lý theo đám đông.
Mức độ tập trung vốn sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối cao. Điều này đặc biệt đúng với những doanh nghiệp nhà nước với số cổ phần trên 50% và một số lượng lớn các công ty gia đình phổ biến ở Việt Nam. Do vậy, nhu cầu về công bố thông tin và thông tin tài chính chất lượng cao là thấp ở Việt Nam. Ngược lại, ở các nước khác như Mỹ và Anh với mức độ tập trung vốn sở hữu thấp, do đó nhu cầu về thông tin công bố là rất cao.
Do đó, phần lớn những người sử dụng và lập báo cáo tài chính tại Việt Nam chưa thấy được nhu cầu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và không đánh giá cao vai trò quan trọng của các chuẩn mực này. Họ chưa quan tâm và cũng không có điều kiện tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc thiếu nhu cầu về thông tin tài chính là một nhân tố cơ bản dẫn đến việc không sử dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế ở Việt Nam.
Tại Việt Nam lập BCTC và công bố thông tin là chưa bắt buộc theo IFRS. Tất cả các tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ báo cáo theo VAS nhưng giữa VAS và IFRS có sự khác biệt rất lớn. Sự khác biệt lớn nhất chính là, VAS được mô phỏng theo CMKT quốc tế (IAS) trước năm 2003 và nó cũng được điều chỉnh để phù hợp với thực tế kế toán, tài chính và kinh tế Việt Nam. Mức độ hội tụ tổng thể (hội tụ về chế độ kế toán) giữa VAS và IFRS đạt trung bình 66%, trong đó xét ở khía cạnh thước
đo thì mức độ hội tụ đạt đến 75.8% nhưng công bố thông tin thì mức độ hội tụ chỉ có 61.9%. về công bố thông tin thì VAS và IFRS có mức độ hội tụ thấp, là do đối với các chuẩn mực mà IASB và VAS đều có thì IASB lại yêu cầu công bố thông tin nhiều hơn. Sự khác biệt giữa VAS và IFRS làm cho người sử dụng báo cáo ở bên ngoài DN lo lắng là BCTC được lập theo VAS không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin mà họ cần. Do đó, không khó để tìm thấy một bộ báo cáo được lập theo cả VAS và IFRS có sự điều chỉnh với VAS. Rất nhiều DN tại Việt Nam đã lập hai bộ báo cáo, một theo VAS là bắt buộc và một là tự nguyện lập theo IFRS cho mục đích báo cáo thông tin ra nước ngoài.
1.3.2. Nhân tố về công nghệ thông tin :
Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là công nghệ phần mềm kế toán chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam mới phát triển ngành công nghệ thông tin trong thời gian gần đây. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để hỗ trợ cho quy trình kế toán. Tuy nhiên, so với các nước phát triển Phương Tây, công nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó có công nghệ phần mềm kế toán còn kém phát triển hơn nhiều. Việt Nam thiếu các lập trình viên có hiểu biết về kế toán. Bên cạnh đó, kiến thức của người sử dụng công nghệ thông tin lại hạn chế. Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng là một trong nhiều nhân tố dẫn đến việc lựa chọn một hệ thống chuẩn mực kế toán đơn giản hơn chuẩn mực kế toán quốc tế tại ViệtNam. Thực tế, đây không phải là nhân tố quyết định và được quan tâm nhiều trong xây dựng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam.
1.3.3. Nhân tố về hệ thống luật:
Việt Nam là một nước theo hệ thống luật Dân sự (civil law) khác với các nước theo luật Chung (common law). Luật pháp được tổ chức và sử dụng rất khác biệt giữa hai hệ thống. Trong các nước theo luật Dân sự, nhìn chung sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn trong các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán quốc tế được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây
dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật và yêu cầu của một nuớc theo luật dân sự. Do vậy, việc xây dựng các chuẩn mực kế toán cũng khác nhau giữa hai hệ thống. Sự khác nhau này không phải là quan trọng và trực tiếp dẫn đến việc áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, nó có một số ảnh huởng gián tiếp đã nêu ở trên.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia mà cơ sở, nguyên tắc kế toán đuợc quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Theo đó, Nhà nuớc có vai trò kiểm soát kế toán về phuơng pháp đo luờng, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo. Việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các huớng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nuớc thực hiện và đuợc đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý duới luật.
Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IAS/IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia, việc kiểm soát của Nhà nuớc đuợc thực hiện thông qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phuơng pháp đo luờng, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính, chuẩn mực. Nguyên tắc kế toán thuờng đuợc thiết lập bởi các tổ chức tu nhân chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng dễ dàng thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn, và phần lớn các nguyên tắc này không đuợc quy định trong các văn bản luật.
1.3.4. Nhân tố về con người
Việc áp dụng IFRS đòi hỏi các nhà quản lý, nhân viên kế toán và cả nguời sử dụng cần đuợc đào tạo và có trình độ thích hợp. IFRS đuợc cho là rất phức tạp, thậm chí phức tạp đối với cả các chuyên gia về tài chính kế toán và đội ngũ kiểm toán viên. Thêm vào đó, đối với hầu hết những nguời sử dụng BCTC, không đơn giản và dễ dàng để hiểu đuợc thấu đáo các thông tin kế toán và chính sách kế toán trên BCTC đuợc trình bày và áp dụng IFRS.
Nhìn chung, thực trạng kiến thức và kinh nghiệm của phần lớn những nguời làm kế toán ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này có nguyên nhân do hệ thống đào tạo của Việt Nam còn lỗi thời và chua theo kịp với trình độ của các nuớc trên thế giới. Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn tồn tại một thế hệ kế toán và đội ngũ cán bộ quản lý truởng thành và đuợc đào tạo trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
Họ quá quen thuộc với hệ thống kế toán cũ và chịu ảnh huởng rất lớn vào những nguyên tắc và huớng dẫn vốn rất thận trọng, bảo thủ và hạn chế nhiều tính chủ động trong việc đua ra các quyết định liên quan do đó họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và thực hành với phuơng pháp mới của kế toán trong nền kinh tế thị truờng.
Ngoài ra, khi áp dụng IFRS thì sự không chắc chắn là rất cao bởi nó sử dụng