Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 43 - 45)

a.Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02)

> Quá trình hình thành và phát triển:

Sự phát triển theo hướng quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết nhằm tạo ra ngôn ngữ chung và sân chơi đạt tiêu chuẩn sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả.

Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập Báo cáo tài chính. Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC). Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã xây dựng được hệ thống các chuẩn mực kế toán cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoà và thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Chuẩn mực quốc tế số 2 về “Hàng tồn kho”(IAS 02) do International Accounting Standards Board (IASB) ban hành lần đầu tiên vào tháng 12/ 1993. Tiếp đó lần lượt ban hành các bản mới hơn vào các đợt: 12/1997, 12/2003, 11/2006.

Có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế xem xét chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho IAS 02 là căn cứ để có thể so sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 02) và những quy định kế toán hàng tồn kho hiện nay từ đó có những phương hướng hoàn thiện.

Mục đích:

- Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. - Trong nền kinh tế toàn cầu, người sử dụng báo cáo tài chính bên

ngoài doanh nghiệp càng có nhu cầu về tính so sánh của báo cáo kế toán. Đặc biệt khi doanh nghiệp muốn vay vốn của các cơ quan tín dụng hay nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy IAS 02 được ban hành nhằm làm hài hòa các chuẩn mực kế toán giữa các nước thuận lợi cho việc đầu tư và tín dụng.

b.Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho (VAS 02) Quá trình hình thành và phát triển:

Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp, đa dạng và tạo điều kiện để hội nhập với hệ thống thông tin trong khu vực, trên thế giới, kể từ năm 2000 Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng Tồn Kho được ra đời theo quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, về cơ bản được xây dựng trên nền tảng chuẩn mực quốc tế IAS 02, kèm theo là một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Việt Nam. Nhằm phục vụ cho mục đích tìm hiểu, học tập, hệ thống hóa từ đó sử dụng các chuẩn mực kế toán và áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp một cách dễ dàng, thuận tiện và phù hợp.

Mục đích:

- Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. - Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo

các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.

- Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. - Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin

tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w