Đối với nhân viên kế toán

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 79 - 87)

Số lượng nhân sự ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm của các cơ sở đào tạo trong nước rất lớn nhưng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác chưa cao, chưa đạt được đến mặt bằng chung của khu vực. Hiện tại số lượng kế toán viên, kiểm toán viên nắm vững các thông lệ và nguyên tắc kế toán quốc tế chưa nhiều.

Người làm kế toán phải không ngừng cập nhật, nâng cao trình độ, phải có sự liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với các cơ quan quản lý tài chính- kế toán của Nhà nước cũng như các hội nghề nghiệp, đặc biệt là trao đổi chuyên môn qua các diễn đàn về kế toán để học hỏi thêm kinh nghiệm vận dụng CMKT. Qua việc thường xuyên liên hệ này, đội ngũ kế toán sẽ nhận được các thông tin nhanh chóng về những vấn đề mới trong việc nắm bắt, vận dụng các CMKT vào công việc hằng ngày và lập BCTC. Đồng thời các nhà kế toán cần có ý kiến phản hồi với các cơ quan hữu trách, cộng tác với các nhà nghiên cứu để giúp cho việc ban hành các CMKT phù hợp với thực tiễn.

Xu hướng hoà nhập quốc tế và sự hoà hợp giữa CMKT Việt nam với CMKT quốc tế đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của đội ngũ các nhà kế toán cũng cần được nâng cao để tiếp cận những quan điểm mới của kế toán trên thế giới nhằm đối chiếu với CMKT Việt nam, giúp cho việc vận dụng chuẩn mực đi vào thực chất hơn và tăng cường khả năng thực thi của CMKT trong thực tiễn.

Ngày 18 tháng 03 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược Phát triển Kế toán - Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, với 5 mục tiêu lớn trong đó có mục tiêu - Phát triển mạnh nguồn nhân lực trong Kế toán - Kiểm toán ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực về cả số lượng và chất lượng và

tăng cường quan hệ hợp tác và thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực Ke toán - Kiểm toán với các tổ chức quốc tế về Ke toán - Kiểm toán trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó chiến lược cũng khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS: Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam.(Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013)

Như vậy, để chuẩn bị cho việc đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế thì chúng ta cần phải chuẩn bị rất nhiều điều kiện hỗ trợ như đã phân tích ở trên. Không có những điều kiện hỗ trợ đó thì bất cứ giải pháp nào đưa ra để giúp các chuẩn mực kế toán Việt Nam tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế đều không có tính khả thi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mức kế toán Việt Nam về hàng tồn kho, từ đó thấy được những mặt ưu điểm và mặt còn hạn chế của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế như đã trình bày ở Chương 2. Trong Chương 3, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế đó nhằm góp phần hoàn thiện và đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam hoà hợp và hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. Các giải pháp tập trung để góp phần hoàn thiện cơ chế soạn thảo, hệ thống tài khoản kế toán... Để những giải pháp, kiến nghị trên có tính khả thi cao và đạt được hiệu quả cao hơn thì cần có sự kết hợp đồng bộ, thống nhất những giải pháp của Chính phủ, Bộ ngành liên quan và chính bản thân các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Ke toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính duới các hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Tất cả những thông tin về kinh tế, tài chính đều phải đuợc qua bộ phận kế toán phân tích, xử lý. Thông qua bộ phận kế toán, những nhà quản lý có thể theo dõi đuợc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, diễn biến của thị truờng... Từ đó có cơ sở để đua ra những đánh giá và huớng đi cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên để giúp cho việc thu thập, ghi chép và truyền đạt thông tin một cách tốt nhất, hỗ trợ cũng nhu nâng cao hiệu quả cho quá trình đua ra quyết định kinh tế, kế toán cần phải hệ thống hóa, chuẩn mực hóa thành những quy định mang tính mật thiết. Những quy định này hiện hữu trong hầu hết các quốc gia trên thế giới nhung không phát triển đơn độc mà luôn phản ánh môi truờng kinh doanh, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì sự khác biệt này nên nội dung, phuơng pháp xây dựng và cơ quan thiết lập chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia là không giống nhau.

Hơn nữa, xu huớng quốc tế hóa thị truờng vốn và sự chuyển dịch đầu tu từ quốc gia này sang quốc gia khác đã tạo nên mong muốn cần có một ngôn ngữ chung về kế toán. Đó là lý do tất yếu mà hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS ra đời.

Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế thị truờng quốc tế ngày càng phát triển, đặt ra yêu cầu hệ thống kế toán Việt Nam cũng phải thay đổi và không ngừng hoàn thiện theo sự đổi mới của đất nuớc. Cho đến nay Việt Nam đã ban hành đuợc 26 chuẩn mực kế toán, dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, tiến độ này còn khá chậm, còn nhiều thiếu sót và các chuẩn mực kế toán còn nhiều điểm khác biệt, chua phù hợp so với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam hòa hợp, hội tụ với các thông lệ kế toán quốc tế là con đuờng tất yếu mà Việt Nam phải thực hiện và cố gắng hoàn thành một cách chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống chuẩn mực cho phù hợp, Bộ tài chính cần tham khảo, xem xét và điều chỉnh những điểm chua phù hợp trong công tác kế toán tại Việt Nam để nhằm huớng tới sự hòa hợp và hội tụ kế toán trong tuơng lai đi theo xu thế phát triển của thị truờng

thế giới.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi mong rằng đã đua ra đuợc một số giải pháp thích hợp nhằm góp phần đua chuẩn mực kế toán Việt Nam gần với chuẩn mực kế toán quốc tế, để các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhu các doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài có thể áp dụng linh hoạt một hệ thống chuẩn mực hoàn thiện vào quá trình kinh doanh của mình, góp phần xây dựng đất nuớc ta ngày càng vững mạnh và phát triển.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào anh/chị !

Tôi là học viên cao học ngành kế toán tại trường Học viện ngân hàng. Hiện nay tôi đang thực hiện một nghiên cứu “Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp”. Nghiên cứu này phục vụ cho đề tài luận văn tốt nghiệp cao học.Tôi cam kết những số liệu và thông tin được cung cấp của anh/chị chỉ được ứng dụng trong phạm vi bài nghiên cứu khoa học này.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh/chị!

PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN NGƯỜI TRẢ LỜI BẢNG CÂU HỎI

Phần dành cho doanh nghiệp

1. Lĩnh vực hoạt động hiện tại của Quý doanh nghiệp là:

□Sản xuất ŨThương mại ŨĐịch vụ ŨKhác 2. Loại hình doanh nghiệp

□Công ty cổ phần □Công ty TNHH □Công ty tư nhân □Khác

3. Quy mô của doanh nghiệp

□Vốn < 10 tỷ và lao động < 10 người

□Vốn < 20 tỷ và lao động từ 10 - 200 người

□Vốn từ 20 - 100 tỷ và lao động từ 200 - 300 người □Vốn > 100 tỷ và lao động > 300 người

Phần dành cho cá nhân người trả lời

1. Trình độ của quý anh/chị:

□Trung cấp □ Cao đẳng □ Đại học □ Sau đại học

2. Chuyên ngành anh/chị được đào tạo: □ Kế toán □ Khác

3. Thâm niên công tác của quý anh/chị là:

□ Đưới 2 năm □ 2 - 5 năm □ 5 -10 năm □ Trên 10 năm

1. Hàng tồn kho tại doanh nghiệp được phân loại theo tiêu thức nào (có thể chọn nhiều phương án)?

□Theo mục đích sử dụng, công dụng □Theo nguồn hình thành

□Theo yêu cầu sử dụng □Theo phẩm chất

□Theo kế hoạch dự trữ, SX và tiêu thụ □Theo địa điểm bảo quản

□Theo VAS 02

2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp là phương pháp nào?

□Phương pháp kiểm kê định kỳ

□Phương pháp kê khai thường xuyên

3. Quý doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp nào dưới đây (có thể chọn nhiều phương án)?

□Phương pháp bình quân gia quyền

□Phương pháp nhập trước - xuất trước

□Phương pháp giá thực tế đích danh

4. Tại sao quý doanh nghiệp chỉ chọn phương pháp tính giá xuất kho đó (có thể chọn nhiều phương án)?

□Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện.

□Do đã đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền nên không thể thay đổi.

□Không có nhu cầu thay đổi.

□Các phương pháp khác khó thực hiện.

5. Nếu doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá thì vì những nguyên nhân nào sau đây (có thể chọn nhiều phương án)?

□Do giá hàng tồn kho có nhiều biến động

□Do phương pháp tính giá không còn phù hợp tình hình SXKD của DN

□Phương án khác.

6. Sau khi thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho doanh nghiệp có trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi này có ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ kế toán tiếp theo trên thuyết minh BCTC hay không?

□Có □Kh0ng

7. Quý doanh nghiệp có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không?

□Có □Kh0ng

8. Quý doanh nghiệp công bố thông tin về hàng tồn kho trong BCTC như thế nào?

Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho □ □ Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập

thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho □ □ Giá trị ghi sô HTK đã dùng đê thế châp, câm cô đảm bảo

ý (1)

thường

(2) (3) Thuật ngữ và các khái niệm đơn giản,

dễ hiểu

Nội dung cụ thể, rõ ràng

Công bố thông tin về hàng tồn kho

trong BCTC đơn giản, dễ thực hiện

Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kinh tế, giám sát tài chính của các chủ đầu tư, chủ sở hữu của DN

và các đối tác.

9. Anh/chị tiếp cận kiến thức về IFRS qua đâu?

□Tự học IFRS.

□Qua các hội nghề nghiệp như VACPA(hoặc VAA) hay ACCA (hoặc CPA)

□Từ đào tạo nội bộ của DN và/hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

10. Xin anh/chị cho biết ý kiến đánh giá của anh/chị về nội dung trong chuẩn mực kế toán hàng tồn kho mà Bộ Tài Chính đã ban hành so với chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho

Chân thành cảm ơn sự hợp tác tận tình của anh/ chị!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2001-2005), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”; Nhà Xuất Bản Tài chính, Hà Nội;

2. Bộ Tài chính - Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán (2008), Nội dung và huớng dẫn 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;

3. Bộ Tài chính (2014): TT 200/2014/TT-BTC, ngày 22/11/2014 của Bộ Tài chính.

4. Deloitte Việt Nam (2016), “So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế”, Web

5. Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 về việc Phê duyệt chiến luợc kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

6. Ths.Vũ Thị Phuong Thảo - ĐH Lao Động Xã Hội CS II, Về kế toán hàng tồn kho theo Thông tu 200, tạp chí kế toán

7. Barry J. Epstein và Eva K. Jermakowicz, Wiley IFRS 2009 : Interpretation and Application of International Accounting and Financial Reporting Standards, John Wiley & Sons 2009.

8. Mary E.Barth, Wayne R.Landsman và Mark H.Lang, 01 September 2007, “International Accounting Standards and Accounting Quality”, Stanford University Graduate School of Business Research Paper No. 1976;

9. IASC và IASB, framework for the preparation and presentation of financial statements) đuợc phê duyệt bởi IASC vào tháng 4/1989 và đuợc công bố vào tháng 7/1989, sau đó đuợc IASB sử dụng chính thức vào tháng 4/2001.

10. IASB, IAS 02, hàng tồn kho.

11. IASB, IAS 41, Nông nghiệp, đuợc ban hành vào tháng 2/2000 và đuợc áp dụng vào tháng 1/2003

12. Nguồn : bài viết international accounting standards committee đăng trên

wikepedia.org link

http://en.wikipedia.org/wiki/International Accounting Standards Committee,

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w