Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 71 - 72)

Xu hướng hiện nay trên thế giới là giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho một cơ quan chuyên trách và độc lập. Việc hoàn thiện cơ chế soạn thảo các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam cũng cần đi theo xu hướng đó.

Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được giao cho một tổ chức độc lập với cả Bộ Tài Chính và Hội kế toán - kiểm toán Việt Nam (VAA). Tổ chức này lúc đầu có thể do bộ Tài Chính và VAA đứng ra tổ chức việc thành lập và bổ nhiệm những thành viên đầu tiên nhưng sau đó tổ chức này phải có nguồn tài chính độc lập với cả Bộ Tài Chính và VAA. Tổ chức này sẽ hoạt động theo mô hình của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) của Mỹ và Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh hay của chính IASB nhưng có sửa đổi một chút cách thức hoạt động để cho phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Tổ chức này có thể lấy tên là Hội đồng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASB). Cấu trúc của tổ chức này có thể bao gồm các cơ quan như IASB. Có một ban quản trị bao gồm các ủy viên để phụ trách việc gây quỹ cho hội đồng và để đóng vai trò giám sát đối với cơ quan trực tiếp phụ trách việc soạn thảo chuẩn mực. Bên cạnh cơ quan trực tiếp phụ trách việc soạn thảo chuẩn mực nên có cơ quan giải thích chuẩn mực. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chưa được nêu ra trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề mà chưa có cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái ngược.

Có thể trong thời gian đầu, VASB chưa cần có hội đồng tư vấn chuẩn mực để làm cầu nối cho VASB với các cá nhân, tổ chức khác để làm tinh giảm và gọn nhẹ cho bộ máy của VASB. VASB có thể tận dụng sự giúp đỡ của VAA để thực hiện vai trò cầu nối đó. VAA có thể đứng ra tổ chức các hội thảo để cho những người soạn thảo chuẩn mực và những người sử dụng chuẩn mực trong hoạt động tác nghiệp của họ có thể gặp nhau, trao đổi những băn khoăn thắc mắc.

Việc hoàn thiện cơ chế như vậy là một chiến lược trong thời gian dài và cần sự trợ giúp của các bên liên quan.

Một điều quan trọng là bất cứ kỳ cơ chế soạn thảo chuẩn mực nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề duy trì mối liên hệ với IASB để nắm đuợc thông tin về việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán mới cũng nhu là để cập nhật những sự sửa đổi bổ sung các chuẩn mực kế toán hiện hành để từ đó đề ra kế hoạch xây dựng chuẩn mực kế toán riêng của quốc gia.

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w