Việt Nam.
Tuy nhiên, việc đưa CMKT Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế phải được đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.
3.2. Giải pháp nhằm đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho vềgần gần
với chuẩn mực kế toán quốc tế
Việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với CMKT quốc tế là cả một quá trình lâu dài và yêu cầu phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan.
Trước hết đó là vấn đề cơ chế ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cơ chế này còn một số vấn đề cần được xem xét giải quyết như đã phân tích ở trên. Cần phải bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề về cơ chế soạn thảo thì mới có thể hy vọng soạn thảo ra những chuẩn mực kế toán có chất lượng.
Sau đó, là phải hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm việc bổ sung các chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chua có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam; bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhung chua có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tuơng ứng.
Sau đó là hoàn thiện các văn bản huớng dẫn chuẩn mực. Việc hoàn thiện chuẩn mực sẽ không có ý nghĩa thực tiễn nếu không đi kèm với việc hoàn thiện các văn bản huớng dẫn.
Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản huớng dẫn chuẩn mực là hoàn thiện các tài khoản kế toán. Do việc hoàn thiện các chuẩn mực có thể dẫn đến việc nảy sinh các tài khoản mới hay phải sửa đổi cách sử dụng các tài khoản cũ, nên không thể bàn về việc hoàn thiện chuẩn mực mà không bàn đến việc hoàn thiện hệ thống tài khoản để phục vụ cho những sự thay đổi trong các chuẩn mực kế toán .