> VAS 02 nên có quy định cụ thể đối với hàng tồn kho là sản phẩm nông nghiệp, khai khoáng.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) hiện nay đuợc xây dựng trên cơ sở vận dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 (IAS 02) nên về cơ bản đã phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán nhu Chiến luợc kế toán - kiểm toán đã đề ra, thì việc cần làm đầu tiên là có lộ trình bổ sung nguyên tắc kế toán tuơng thích với nguyên tắc chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện của nuớc ta.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) chua bao phủ hết mọi hoạt động của các doanh nghiệp, của các tổ chức, đơn vị trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp hiện nay phát sinh khá phổ biến trong thực tế trong khi chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) không có quy định cụ thể đối với hàng tồn kho là sản phẩm nông nghiệp, khai khoáng. Vì vậy cần bổ sung chuẩn mực kế toán Việt Nam số về phạm vi áp dụng đối với hàng tồn kho để đáp ứng yêu cầu thực tiễn với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay.
> VAS 02 nên đưa ra các quy định cụ thể để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong việc tính giá hàng tồn kho.
Việc lựa chọn phuơng pháp tính giá xuất kho của sản phẩm, hàng hoá để bán có ảnh huởng đồng thời đến các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của đơn vị.
Thứ nhất, nó làm ảnh huởng đến giá vốn hàng bán, một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận trong kỳ tuỳ theo phuơng pháp tính giá xuất kho mà đơn vị lựa chọn cũng nhu xu huớng biến động giá hàng tồn kho mua vào trong kỳ tính kết quả.
Thứ hai, nó làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, từ đó làm tăng hoặc giảm giá trị tài sản của đơn vị.
Thứ ba, nó cũng tác động đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ bởi vì nó tác động đến lợi nhuận, do đó cũng tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến số tiền nộp thuế cũng bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng đến báo cáo dòng tiền.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho chỉ ảnh hưởng đến giá trị chứ không ảnh hưởng đến số lượng hàng xuất và tồn kho cuối kỳ, cũng không ảnh hưởng tiền mua hàng hay khoản phải trả cho người bán, bởi vì giá gốc của hàng tồn kho đã được ghi nhận khi phát sinh nghiệp vụ này. Vấn đề ở đây chỉ là các phương pháp phân bổ chi phí hàng tồn kho vào giá vốn hàng bán mà thôi.
Đơn vị có quyền được lựa chọn bất kỳ phương nào trong các phương pháp tính giá hàng tồn kho, nhưng các đơn vị phải bắt buộc áp dụng phương pháp đã chọn một cách nhất quán, đó là sự tuân thủ từ kỳ này sang kỳ khác. Bởi vì việc diễn giải và phân tích báo cáo tài chính liên quan tới việc so sánh giữa nhiều kỳ kế toán khác nhau, cho nên nếu đơn vị liên tục thay đổi phương pháp kế toán thì việc so sánh sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa. Tuy nhiên, khi điều kiện thị trường có nhiều biến động và hoàn cảnh thay đổi, các đơn vị có thể thay đổi phương pháp kế toán đã chọn nhưng đơn vị phải ghi chú rõ ràng về sự thay đổi này và ảnh hưởng của nó ra sao đến các chỉ tiêu liên quan trong các báo cáo tài chính để người đọc các báo cáo này được biết.
> VAS 02 nên cho phép sử dụng giá hiện hành để so sánh với giá gốc khi mua nguyên vật liệu về để sản xuất.
Theo quy định hiện hành trong chuẩn mực VAS 02, đối với hàng tồn kho là nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm thì không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể
thực hiện được của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho. Quy định trên có thể hiểu là mức dự phòng cần lập đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được tính bằng giá bán ước tính của sản phẩm trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm đó.
Việc ước tính chi phí hoàn thành thường khá phức tạp thế nhưng trong hướng dẫn của thông tư 89/2002/TT-BTC chỉ chủ yếu đề cập đến việc xử lý trên tài khoản, chưa đưa các hướng dẫn về phương pháp tính toán mức dự phòng cần lập trong trường hợp này. Do vậy cần đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn.
Theo IAS 02, khi có sự sụt giảm nguyên vật liệu trên thị trường đưa đến giá thành sản phẩm (tính theo giá gốc nguyên vật liệu) cao hơn giá bán, cần tiến hành lập dự phòng đối với nguyên vật liệu. Cơ sở để lập dự phòng là dựa vào giá bán ước tính của sản phẩm trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm đó hoặc giá thay thế. Giá thay thế là giá mua lại các nguyên liệu khi mua tại nhà cung cấp quen thuộc với số liệu quen thuộc.Vì vậy để phù hợp với thông lệ quốc tế, VAS 02 nên cho phép sử dụng thêm phương pháp này để tính mức dự phòng cần lập vì đây là phương pháp đơn giản, dễ tính toán và có bằng chứng đáng tin cậy.