Đánh giá ban đầu về thực trạng vận dụng CMKT HTK tại các DN đã được điều tra như sau: trong 15DN được điều tra thì các DN có quy mô siêu nhỏ thì chủ yếu thường là các DNTN với các lĩnh vực hoạt động là thương mại hay thương mại và dịch vụ là chủ yếu. Đối với DN có quy mô nhỏ và vừa thì thường là các DN TNHH, công ty CP với lĩnh vực hoạt động thì đa dạng. Đối với DN có quy mô lớn thì chủ yếu là các công ty CP, TNHH. Điều này dự kiến ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong các DN.
S về hệ thống quản lý hàng tồn kho
Hiện nay các DN chủ yếu sử dụng phương pháp quản lý HTK là phương pháp kê khai thường xuyên. vì với phương pháp này, DN có thể quản lý tốt về HTK cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, và hơn nữa với phương pháp này giúp DN kiểm soát tốt HTK, tránh thất thoát HTK trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
S Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho khi doanh nghiệp tiếp nhận
Với kết quả phân tích trên cho thấy hiện nay, khi xác định giá trị HTK khi tiếp nhận các DN đều tuân thủ đúng nguyên tắc giá gốc theo CMKT HTK quy định. Trong các loại chi phí ít gặp như: hao hụt trong định mức, tuy nhiên một số các DN có phát sinh thì cũng được các DN tính vào giá trị HTK của DN. Như vậy, qua đó một phần cho thấy các DN tuân thủ đúng CMKT HTK đã ban hành. Không có DN nào có phát sinh các loại chi phí đã nêu mà không tính vào giá trị HTK của DN.
S Phương pháp tính giá hàng xuất kho
Qua điều tra cho thấy, các DN hiện nay sử dụng phương pháp phổ biến nhất là phương pháp bình quân gia quyền. Ngoài ra đối với một DN thì có thể sử dụng nhiều phương pháp tính giá đối với từng loại HTK của DN. Qua đó, cho thấy việc các DN lựa chọn phương pháp nào là hoàn toàn tùy thuộc hoàn cảnh, điều kiện và quy mô của từng DN đó, đồng thời một phần cũng tùy thuộc vào cách nhìn nhận và nhận thức của chủ DN
Với kết quả cho thấy, với chỉ tiêu “Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK” thì 100% các DN trình bày thông tin này trên BCTC, tiếp đến với chỉ tiêu “Phuong pháp hạch toán HTK” có đến 93,33% các DN trình bày, đối với chỉ tiêu “Những truờng hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho” đuợc các DN trình bày chiếm 86,67%, với chỉ tiêu “Giá trị ghi sổ HTK đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả” đuợc các DN trình bày chiếm 80%. Còn hai chỉ tiêu “Phuong pháp tính giá trị HTK” và“Nguyên tắc ghi nhận HTK” đuợc các DN trình bày lần luợt chiếm 80% và 60% trong tổng DN đuợc khảo sát.
V Đánh giá chung về việc lập BCTC theo chuẩn mực kế toán
Kết quả điều tra cho thấy có đến 40% DN đuợc điều tra hoàn toàn không quan tâm đến CMKT khi lập BCTC, mà chỉ cần dựa vào Chế độ kế toán và các Thông tu huớng dẫn để lập BCTC là đủ. Điều này có thể đuợc giải thích bởi thuờng làm theo thói quen huớng dẫn trong công tác kế toán tại nuớc ta đã ảnh huởng đến tình hình lập BCTC theo CMKT. Mặc dù có 50% các DN khi lập BCTC bên cạnh việc dựa vào các văn bản Chế độ kế toán, Thông tu huớng dẫn thực hành kế toán còn dựa vào CMKT nhung có lẽ kết quả này chỉ thể hiện “sự an toàn” của nguời trả lời khi lựa chọn các gợi ý trả lời. Trong đó, chỉ có ít DN hoàn toàn dựa vào CMKT.
Nhu vậy, qua đó cho thấy việc vận dụng CMKT trong công tác kế toán cũng còn thấp. Kết quả này phản ánh đuợc một đặc trung của kế toán tại Việt Nam là, một mặt Bộ Tài chính ban hành các CMKT, mặt khác lại huớng dẫn cụ thể thực hiện từng chuẩn mực thông qua các Thông tu huớng dẫn CMKT, hon nữa lại tồn tại Chế độ kế toán để thực hành chi tiết công việc kế toán kể cả việc yêu cầu trình bày BCTC theo đúng khuôn mẫu thống nhất. Nguời lập BCTC ở nuớc ta không có một khoảng nào để vận dụng linh hoạt các CMKT trong trình bày BCTC. Trong một số truờng hợp việc vận dụng CMKT trở nên tốn kém trong khi mọi thứ đã đuợc bày biện sẵn ở Chế độ kế toán và Thông tu huớng dẫn. Điều này làm cho việc chuyển tải nội dung của các chuẩn mực là khó thực hiện do bản thân các chuẩn mực chỉ mang tính huớng dẫn chung, khi cụ thể hoá sẽ khó tránh khỏi truờng hợp không mô tả hết ý nghĩa của chuẩn mực hoặc khối luợng quy định rất lớn và hệ thống kế toán
không những không đơn giản hoá mà trở nên cồng kềnh hơn. Đánh giá hiệu quả của những qui định chi tiết này ở nuớc ta, tôi cho rằng việc quy định các buớc hạch toán kế toán trong từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh là không phù hợp, phức tạp và không hiệu quả do cách thức xử lý phi thực tế, làm giảm lợi ích của hệ thống quản lý và không thể hiện đuợc các đặc trung hoạt động của DN
Nhu vậy, với kết quả thu đuợc, cho thấy tình hình vận dụng CMKT HTK tại một số DN trên địa bàn TP Hà Nội ở mức bình thuờng, và việc vận dụng trên còn bị tác động bởi những yếu tố khách quan khác. Những gì DN có thể bỏ qua, thì các DN đều bỏ qua, chẳng hạn nhu việc trình bày thông tin trên BCTC, các DN lớn thuờng trình bày đầy đủ hơn, còn các DN nhỏ thì thông tin thuờng ít đầy đủ hơn, đôi khi họ cũng chẳng để ý nhiều đến chuẩn mực mà đa số làm theo “quán tính” là chủ yếu.
S Đánh giá mức độ hài lòng của kế toán viên đối với nội dung trong chuẩn mực kế toán hàng tồn kho so với chuẩn mực kế toán quốc tế
về kiến thức IFRS thì 60% nguời trả lời thừa nhận họ tự học IFRS. Các hội nghề nghiệp đề cập ở trên cũng mở các khóa đào tạo, bồi duỡng IFRS cho hội viên của họ và sinh viên (chiếm 33,33%). Những nguời khảo sát còn lại cho rằng, họ tiếp cận kiến thức IFRS từ đào tạo nội bộ của DN và/hoặc tham gia các lớp bồi duỡng nghiệp vụ.
Kết quả khảo sát cho thấy, 80% nguời trả lời cho rằng BCTC lập theo IFRS thì đáng tin, cung cấp thông tin liên quan và có thể so sánh đuợc. Bên cạnh đó, các lợi ích nhu có thể hiểu đuợc và chất luợng báo cáo cao hơn so với lập theo VAS cũng nhận đuợc sự thừa nhận khá cao đó là 66,67% và 60%. Một số kế toán viên có phàn nàn, họ nhận xét rằng những khái niệm và thuật ngữ dùng trong CMKT là khá phức tạp, có nhiều khái niệm còn khá mới mẻ và xa lạ đối với nguời làm kế toán, nếu đối với những kế toán viên mới vào nghề thì sẽ càng khó khăn hơn. vấn đề đặt ra, truớc tiên họ phải dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều sau đó mới vận dụng vào đối với công việc.
Đa số các kế toán viên đều có ý kiến là: họ làm việc chủ yếu theo sự huớng dẫn của chủ DN. Tức là, chủ DN nói thế nào thì mình làm thế nấy, không cần quan tâm nhiều. Nên đa phần các kế toán viên làm việc tại các DN hiện nay trên địa bàn TP
họ làm việc dựa trên sự hướng dẫn của chủ DN, thường có thái độ ít quan tâm đến các CMKT nói chung và CMKT HTK nói riêng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích cụ thể về cơ sở lý luận chung của hàng tồn kho và so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho: những quy định chung, xác định giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được và trường hợp giảm giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính giá hàng tồn kho, mức dự phòng và đối tượng dự phòng, cách tính toán và trình bày. Trên cơ sở so sánh hai chuẩn mực kế toán, luận văn cho ta thấy những ưu điểm và những mặt còn hạn chế của chuẩn mực kế toán Việt Nam. Những tồn tại này cần được xem xét nghiêm túc để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho đến gần chuẩn mực kế toán quốc tế hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA CHUẨN MựC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TỒN KHO VỀ GẦN VỚI CHUẨN Mực KẾ TOÁN QUỐC TẾ
3.1. Đưa CMKT Việt Nam về gần với CMKT quốc tế - xu thế tất yếu
Có thể nói rằng, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính, loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán, là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày báo cáo tài chính. Việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế mang lại những lợi ích khá rõ, như : tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận, sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế. Đến nay, đã có hơn 119 quốc gia trên thế giới thực hiện việc yêu cầu (bắt buộc) hoặc cho phép (không bắt buộc) các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của họ sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Trong tiến trình hội nhập WTO, Việt Nam đã cam kết với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế về việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết về việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo định hướng của Bộ Tài chính, dự kiến đến 2020, VAS phải được ban hành lại và ban hành mới trên cơ sở cập nhật những thay đổi của IFRS. Hiệu lực của VAS/VFRS mới sẽ được bắt đầu từ 1/1/2020. Trong đó, các đơn vị có lợi ích công chúng sẽ dần chuyển đổi từ VAS/VFRS sang IFRS và đến 2025 phải hoàn tất quá trình chuyển đổi. Như vậy, từ sau năm 2025, việc áp dụng Chuẩn mực kế toán tại Việt Nam sẽ chia thành 3 cấp độ: Các đơn vị có lợi ích công chúng áp dụng IFRS; Các đơn vị khác áp dụng VAS/VFRS; Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng Chế độ kế toán riêng cho SME.
Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã nằm trong kế hoạch dài hạn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thêm vào đó, nhiều doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam để lập các báo cáo tài chính theo các yêu cầu về lập báo cáo tài chính của Nhà Nước Việt Nam nhưng vẫn sử dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để lập báo cáo tài chính phục vụ cho công tác báo cáo cho tập đoàn. Các doanh nghiệp đó phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tiện cho việc so sánh giữa các công ty trong cùng một tập đoàn mà hoạt động ở các nước khác nhau có hệ thống chuẩn mực kế toán khác nhau. Việc lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng là để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cấp tập đoàn.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và phải lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này là do đã có nhiều nước sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để làm điều kiện niêm yết chứng khoán trên thị trường nước họ (ví dụ như liên minh Châu Âu) hoặc là áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà không sửa đổi bất cứ một điều gì.
Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng đưa các chuẩn mực kế toán về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế là xu thế tất yếu của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc đưa CMKT Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế phải được đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.
3.2. Giải pháp nhằm đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho vềgần gần
với chuẩn mực kế toán quốc tế
Việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với CMKT quốc tế là cả một quá trình lâu dài và yêu cầu phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan.
Trước hết đó là vấn đề cơ chế ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cơ chế này còn một số vấn đề cần được xem xét giải quyết như đã phân tích ở trên. Cần phải bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề về cơ chế soạn thảo thì mới có thể hy vọng soạn thảo ra những chuẩn mực kế toán có chất lượng.
Sau đó, là phải hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm việc bổ sung các chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chua có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam; bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhung chua có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tuơng ứng.
Sau đó là hoàn thiện các văn bản huớng dẫn chuẩn mực. Việc hoàn thiện chuẩn mực sẽ không có ý nghĩa thực tiễn nếu không đi kèm với việc hoàn thiện các văn bản huớng dẫn.
Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản huớng dẫn chuẩn mực là hoàn thiện các tài khoản kế toán. Do việc hoàn thiện các chuẩn mực có thể dẫn đến việc nảy sinh các tài khoản mới hay phải sửa đổi cách sử dụng các tài khoản cũ, nên không thể bàn về việc hoàn thiện chuẩn mực mà không bàn đến việc hoàn thiện hệ thống tài khoản để phục vụ cho những sự thay đổi trong các chuẩn mực kế toán .
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực
Xu hướng hiện nay trên thế giới là giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho một cơ quan chuyên trách và độc lập. Việc hoàn thiện cơ chế soạn thảo các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam cũng cần đi theo xu hướng đó.
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được giao cho một tổ chức độc lập với cả Bộ Tài Chính và Hội kế toán - kiểm toán Việt Nam (VAA). Tổ chức này lúc đầu có thể do bộ Tài Chính và VAA đứng ra tổ chức việc thành lập và bổ nhiệm những thành viên đầu tiên nhưng sau đó tổ chức này phải có nguồn tài chính độc lập với cả Bộ Tài Chính và VAA. Tổ chức này sẽ hoạt động theo mô hình của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) của Mỹ và Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh hay của chính IASB nhưng có sửa đổi một chút cách thức hoạt động để cho phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Tổ chức này có thể lấy tên là Hội đồng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASB). Cấu trúc của tổ chức này có thể bao gồm các cơ quan như IASB. Có một ban quản