Đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 78)

Thứ nhất, xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán

Ở Việt Nam tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong thực tế công tác kế toán ở các doanh nghiệp, vì vậy trong quá trình Bộ Tài

chính biên soạn và ban hành chế độ kế toán, các nội dung của chế độ kế toán cần được lồng ghép, tham chiếu đến từng chuẩn mực kế toán.

Vai trò của cộng đồng nghề nghiệp cũng là một nhân tố cần xem xét trong quá trình phát triển kế toán ở nước ta. Việc phát triển các tổ chức nghề nghiệp là một cơ hội để những người làm kế toán có thể trao đổi, học hỏi và đó cũng là môi trường phát hiện những bất cập trong thiết lập chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính cần có cơ chế chính sách giúp các hiệp hội nghề nghiệp phát triển.

Thiết lập hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả, rõ ràng, minh bạch. Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo, các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp.

Thứ hai, xây dựng Đề án áp dụng IFRS ở Việt Nam

Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan quản lý, cần nhanh chóng hoàn tất việc xây dựng và phê duyệt Đề án áp dụng IFRS ở Việt Nam. Đề án này sẽ là cơ sở định hướng cho công tác chuẩn bị của các bên liên quan sau này. Đề án cần đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS với nền kinh tế và đưa ra cách thức tổ chức và triển khai trong thực tế.

Trước và trong khi xây dựng đề án, cơ quan quản lý cần tăng cường tham vấn chuyên gia trong và ngoài nước, tận dụng sự hỗ trợ của IASB, các hiệp hội, tổ chức quốc tế, các công ty kiểm toán lớn, các trường đại học, cơ quan nghiên cứu... để xây dựng đề án thành công.

Sau khi đề án được phê duyệt, công tác phổ biến, tuyên truyền cần được đẩy mạnh càng sớm càng tốt, nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội và thông báo rõ định hướng lộ trình để các bên liên quan có được sự nhận thức và chuẩn bị kịp thời.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo khả năng áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý vào trong kế toán. Trên thế giới, giá trị hợp lý trở thành một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm 1990 và chuẩn mực IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý - đã được ban hành, hướng dẫn chi tiết về cách xác định giá trị hợp lý trong hạch toán kế toán.

Ở Việt Nam, giá trị hợp lý đã được đề cập trong một số chuẩn mực kế toán, tuy nhiên, khái niệm giá trị hợp lý chủ yếu chỉ được sử dụng trong việc ghi nhận ban đầu như xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, ghi nhận ban đầu đối với doanh thu, tài sản cố định, hay xác định giá trị trao đổi.

Như vậy, có thể thấy việc áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở mức sơ khởi và chưa có một chuẩn mực hay hướng dẫn chi tiết về việc xác định, trình bày và hạch toán giá trị hợp lý trong kế toán.

Do đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với các cơ quan quản lý liên quan để ban hành khung pháp lý chi tiết hơn hỗ trợ cho việc xác định, cách trình bày và hạch toán giá trị hợp lý.

Thêm vào đó, chúng ta cần tiếp tục xây dựng và phát triển các thị trường tài chính, hàng hóa hoạt động làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp lý và tiếp tục xây dựng đội ngũ thẩm định giá chuyên nghiệp để có thể đưa ra những bản định giá chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

Một vấn đề cần chú ý là trình độ tiếng Anh của người làm kế toán tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, Bộ Tài chính cần tổ chức dịch và công bố bản dịch chính thức IFRS ra tiếng Việt theo một quy trình chặt chẽ, giúp đảm bảo chất lượng của bản dịch chính thức. Các thuật ngữ quy định trong chuẩn mực cần được giải thích rõ và sử dụng nhất quán, tránh hiểu lầm trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Bản dịch cuối cùng được phê duyệt phải là bản cập nhật mới nhất của IFRS.

Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, việc nghiên cứu, soạn thảo, đánh giá và ban hành chuẩn mực kế toán được thực hiện bởi Ban soạn thảo Chuẩn mực gồm các chuyên gia cao cấp trong nghề nghiệp hoặc đại diện cho các nhóm quyền lợi khác nhau liên quan đến chuẩn mực kế toán (ví dụ cơ quản quản lý nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế chính, hội nghề nghiệp, công ty kiểm toán ÌO'11...).

Cơ chế bỏ phiếu để thống nhất ý kiến trong Ban soạn thảo sẽ giúp cho quá trình soạn thảo các chuẩn mực được minh bạch và cân bằng quyền lợi giữa các bên. Ban soạn thảo cần thể hiện như một tổ chức tư vấn độc lập nhằm giúp việc cho Bộ Tài chính trong quá trình soạn thảo và ban hành các chuẩn mực.

Ban soạn thảo cũng sẽ giúp thành lập các nhóm nghiên cứu thảo luận về những khác biệt, khó khăn khi chuyển đổi, các giải pháp và kết luận về những vấn đề cần điều chỉnh hay hoãn lại chua áp dụng cho các doanh nghiệp. Ban soạn thảo cũng sẽ là nơi xây dựng tài liệu huớng dẫn chuẩn mực để IFRS đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w