Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu 1651 xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34 - 37)

Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và Ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương". Đây chính là động lực thúc đẩy việc quảng bá HSBC trên toàn thế giới. Với nền tảng là sự hiểu biết sâu sắc các khách hàng và sử dụng hiểu quả các giá trị đó, các sản phẩm và dịch vụ của HSBC đều hướng tới những mối quan tâm, những mong muốn và những nhu cầu của mọi khách hàng. Mức độ cao hơn mà Ngân hàng muốn vươn tới là làm nổi bật những nỗ lực của Ngân hàng giúp khách hàng của mình nhận ra ước mơ của họ.

Phát triển từ hai tổ chức đầu tiên, tổ chức Ngân hàng Hồng K ông và Thượng Hải từ thế kỉ 19, HSBC đã thích ứng với thị trường thế giới bằng cách tạo

thành và tiếp nhận các công ty con. Chiến lược bắt đầu từ những năm 1950 và năm

1992 ghi dấu mốc quan trọng với một thương vụ lớn nhất: mua lại Ngân hàng Midland Bank của Anh và tiếp theo đó sát nhập thêm một loạt các tổ chức tài chính

lớn khác mang tính cách thương hiệu đồng nhất với mục tiêu làm thương hiệu HSBC trở nên quen thuộc và dần trở nên đáng tin cậy. Một Ngân hàng mà

Năm 2003, HSBC mua Household International- tập đoàn tài chính tiêu dùng lớn của Mỹ với giá 14 tỷ USD bổ sung thêm một cái tên Mỹ đầy quan trọng trong tổ chức đầy tham vọng của mình.

HSBC đi đầu trong các ứng dụng tạo dựng lên danh tiếng của Ngân hàng. Năm 1985, HSBC trở thành Ngân hàng đầu tiên tin học hoá trong tất cả các hoạt động. Năm 1989, HSBC là Ngân hàng đầu tiên có sự kết nối trong cùng một chi nhánh và trong cùng một thành phố. Đến năm 1994, đây là Ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ đăng nhập tài khoản trực tuyến và năm 1995 trở thành Ngân hàng đầu tiên giới thiệu các điểm giao dịch bằng ATM.

Quá trình đi lên HSBC đạt được một số thành tựu. HSBC là thương hiệu Ngân hàng toàn cầu đứng đầu trong danh sách 100 thương hiệu toàn cầu có giá trị cao nhất năm 2009 do BrandZ bình chọn. Thương hiệu HSBC được khách hàng trên toàn thế giới đánh giá cao. HSBC cũng đứng đầu danh sách 1.000 Thương hiệu Ngân hàng toàn cầu năm 2009 của tạp chí The Banker và danh sách 500 thương hiệu tài chính toàn cầu năm 2009 của Brand Finance. HSBC cũng đoạt giải thưởng Ngân hàng xây dựng thương hiệu tốt nhất (khu vực châu Á Thái Bình Dương) do tạp chí The Asian Banker bình chọn cho chiến lược phát triển thương hiệu trong khu vực của HSBC năm 2008. Năm 2009 Ngân hàng HSBC đã tăng giá trị thương hiệu thêm 12% lên 28.5 từ 25.4 tỉ đô la Mỹ của năm 2008.

Tại Việt Nam, HSBC thực hiện xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu với trọng tâm hướng vào một số đối tượng cụ thể với doanh nghiệp là các công ty, tổng công ty lớn, với khách hàng cá nhân là đối tượng có thu nhập cao, người Việt làm trong các tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài, đại sứ quán, các chủ doanh nghiệp... Trong từng thời điểm HSBC tập trung quảng bá cho từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể và tiến hành quảng cáo qua truyền thông, qua tài trợ, qua các ấn phẩm báo chí kinh tế uy tín, quảng

28

cáo tại sân bay... HSBC cũng đặc biệt chú trọng đến vấn đề quan hệ cộng đồng và PR có tính chuyên nghệp cao, quan hệ thường xuyên và hiệu quả với các cơ quan thông tin đại chúng và phóng viên với chế độ thù lao trực tiếp. Ngoài ra, có in ấn, phát hành các tờ rơi, quảng cáo đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ với đông đảo khách hàng.

1.3.1.2. Ngân hàng Australia and Newzealand (ANZ)

ANZ được biết đến với khẩu hiệu “Ngân hàng của mọi người” Sau hơn 170 hoạt động, ANZ là 1 trong 4 Ngân hàng lớn nhất tại Úc với hệ thống mạng lưới tại 32 quốc gia. ANZ cung cấp giải pháp tài chính Ngân hàng cho hơn 5,7 triệu khách hàng với đội ngũ nhân viên hơn 39.000 người. Với kế hoạch tăng trưởng nhanh tại Châu Á Thái Bình Dương, ANZ đã mua lại nhiều tài sản tại Trung Quốc, Việt Nam, Ân Độ, Đài Loan, Singapore và Indonesia. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng tầm cở tại khu vực và mức độ tăng trưởng kinh doanh tại Châu Á Thái Bình Dương lên 20% đến năm 2012, ANZ đã mua lại RBS và ING tại khu vực này và tiến hành tái thiết kế thương hiệu. Sau 2 năm tái thiết kế thương hiệu thì hệ thống nhận diện mới của ANZ đã được triển khai thành công tại 32 nước với hơn 4.000 điểm hoạt động (bao gồm cả chi nhánh, phòng giao dịch ngoại tệ, ATM.).

ANZ là một trong những Ngân hàng nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt nam với chi nhánh đầu tiên mở tại Hà nội vào tháng 2/1993 và chi nhánh thứ hai được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996. ANZ là Ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt nam trên phương diện vốn đầu tư, số lượng khách hàng, số nhân viên và trụ sở. Đồng thời ANZ cũng là Ngân hàng nước ngoài cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhất.

Chất lượng dịch vụ khách hàng của ANZ luôn được đánh giá cao và điều này đã được thể hiện qua những giải thưởng mà Ngân hàng nhận được trong thời gian gần đây như:

Ngân hàng được ưa thíc h nh ất Vi ệ t Nam 2004 - Thờ i báo Kinh t ế Việt Nam.

Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam 04/2003- FinanceAsia, Hồng Kông.

Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2003 - The Asian Banker, Singapore.

Ngân hàng được ưa thích nhất 2003 - Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam 03/2002 - FinanceAsia, Hồng Kông.

Ngân hàng được khách hàng ưa thích nhất 2002 - Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Tại Việt nam, để mở rộng, thu hút khách hàng, ANZ tiếp thị bằng hình thức cử nhân viên gọi điện trực tiếp cho các khách hàng tiềm năng_ những khách hàng có vị trí cao, thu nhập khá tư vấn và giới thiệu về các dịch vụ như tài khoản cá nhân, dịch vụ thẻ, lợi ích mà các dịch vụ đó mang lại. Mặt khác ANZ không ngừng quảng cáo rộng rãi trên các báo có lượng độc giả lớn, trên phương tiện giao thong như taxi về các dịch vụ của mình... và cũng thu được kết quả cao.

Một phần của tài liệu 1651 xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w