Với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 1651 xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 105)

Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật về quyền sở hữu công nghiệp: đơn giản hóa mặt thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện làm thủ tục, hoàn thiện quy định, văn bản về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Tăng cường chức năng và quyền lực trong việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, làm kiên quyết từ trung ương cho tới địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cơ quan và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền SHCN. Kiến nghị để tăng tính răn đe, nên tăng mức xử phạt vi phạm sở hữu công nghiệp, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm, tránh việc vi phạm xảy ra rồi lại tiếp tục lặp lại.

Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu: tổ chức các cuộc hội thảo mời các doanh nghiệp tham gia ý kiến về các chính sách của nhà nước, trao đổi về khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trên thực tế, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, thành lập các tổ chức có nhiệm vụ tư vấn về pháp luật và cách thức xây dựng, quản lý thương hiệu.

Sớm ký kết, thực thi các công ước quốc tế nhằm bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế như công ước Paris, thỏa ước Madrid... giúp doanh nghiệp có thể bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình trên tất cả các nước tham gia.

Một phần của tài liệu 1651 xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w