Đối với việc hạch toán kế toán sau ghi nhận ban đầu và đánh giá lại các công cụ tài chính, có sự khác biệt tương đối giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, sau thời điểm ghi nhận ban đầu, các công cụ tài chính được xác định giá trị theo giá trị hợp lý hoặc giá trị phân bổ trong khi đó theo các quy định tại Việt Nam, đa phần các công cụ tài chính được ghi nhận theo giá gốc trong suốt quá trình nắm giữ. Cụ thể:
2.3.3.1. Nhóm tài sản tài chính kinh doanh
Chứng khoán kinh doanh thuộc nhóm công cụ tài chính xác định giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Sau ghi nhận ban đầu, các công cụ tài chính thuộc nhóm này được xác định lại theo giá trị hợp lý, sự chênh lệch (dương hoặc âm) so với giá trị ghi nhận ban đầu sẽ được ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, theo các quy định tại Việt Nam, chứng khoán kinh doanh được ghi nhận theo giá gốc (=giá mua + chi phí giao dịch) trong suốt quá trình nắm giữ. Định kỳ, các TCTD thực hiện đánh giá lại chứng khoán kinh doanh theo giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá lại và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá vào chi phí trong trường hợp giá trị thị trường thấp hơn so với giá gốc. Trường hợp giá trị thị trường tăng so với giá gốc, không thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào.
2.3.3.2. Nhóm tài sản tài chính giữ đến ngày đáo hạn
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, tài sản tài chính giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận theo giá trị phân bổ theo phương pháp lãi suất thực, trừ đi dự phòng lỗ do giảm giá trị.
Theo các quy định tại Việt Nam, sau khi nhận ban đầu, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận theo giá trị phân bổ (phân bổ chiết khấu, phụ trội) trong suốt thời gian nắm giữ tiếp theo. Các giá trị chiết khấu, phụ trội được phân bổ theo đường thẳng. Định kỳ, các TCTD thực hiện đánh giá lại chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn theo giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá lại và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá vào chi phí trong trường hợp giá trị thị trường thấp hơn so với giá gốc. Trường hợp giá trị thị trường tăng so với giá gốc, không thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào.
2.3.3.3. Nhóm tài sản tài chính sẵn sàng để bán
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, sau thời điểm ghi nhận ban đầu, nhóm công cụ tài chính sẵn sàng để bán được xác định lại theo giá trị hợp lý. Chênh lệch giữa giá trị ghi nhận ban đầu và giá trị hợp lý chưa được thực hiện được ghi nhận vào tài khoản quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và được ghi nhận vào lãi lỗ khi tổ chức thanh lý công cụ tài chính.
Theo các quy định tại Việt Nam, trong suốt thời gian nắm giữ, chứng khoán vốn sẵn sàng để bán được ghi nhận theo giá gốc (=giá mua + chi phí
giao dịch) trong khi chứng khoán nợ sẵn sàng để bán được ghi nhận theo giá trị phân bổ (phân bổ chiết khấu, phụ trội theo phương pháp đường thẳng).
Định kỳ, các TCTD thực hiện đánh giá lại chứng khoán sẵn sàng để bán theo giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá lại và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá vào chi phí trong trường hợp giá trị thị trường thấp hơn so với giá gốc. Trường hợp giá trị thị trường tăng so với giá gốc, không thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào.
2.3.3.4. Nhóm các khoản cho vay và phải thu
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, sau thời điểm ghi nhận ban đầu, nhóm các khoản cho vay và phải thu được ghi nhận theo giá trị phân bổ theo phương pháp lãi suất thực, trừ đi dự phòng lỗ do giảm giá trị.
Theo các quy định tại Việt Nam, trong suốt thời gian nắm giữ, các khoản
cho vay và phải thu được ghi nhận theo giá gốc. Các khoản này được phân thành các nhóm theo định hạng tín dụng hoặc theo chỉ số quá hạn của từng khoản vay và được trích lập dự phòng rủi ro tương ứng với từng nhóm nợ. Dự phòng rủi ro tín dụng được hạch toán như một khoản chi phí của TCTD.
2.3.3.5. Các công cụ tài chính phái sinh
Các công cụ tài chính phái sinh thuộc nhóm công cụ tài chính xác định giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo đó, sau thời điểm ghi nhận ban đầu, các công cụ tài chính phái sinh được xác định lại theo giá trị hợp lý. Sự thay đổi trong giá trị hợp lý được ghi nhận vào lãi/lỗ của tổ chức.
Tại Việt Nam, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ghi nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, và sau đó thường xuyên được đánh giá lại, ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo giá trị hợp lý thị trường. Tuy nhiên, trong năm, kết quả đánh giá lại không được ghi nhận ngay vào lãi lỗ mà được phản ánh trên tài khoản quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và chỉ được kết chuyển
sang lãi lỗ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào thời điểm cuối năm tài chính.
Tiếp đến, với Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, việc công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm. Các yêu cầu trình bày thông tin về công cụ tài chính phái sinh trên BCTC đã cơ bản đáp ứng yêu cầu cần công bố theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, các công cụ phái sinh trên các tài sản cơ sở khác là hàng hóa, cổ phiếu của các tổ chức khác...vẫn chua có các hướng dẫn kế toán cụ thể. Đây là một thiếu sót mà BTC và NHNN cần phải quan tâm và nghiên cứu để ban hành sớm nhằm đáp ứng nhu cầu ghi nhận kịp thời, chính xác tình hình biến động các loại công cụ tài chính này và là điều kiện thúc đẩy các TCTD mạnh dạn đa dạng hóa các loại công cụ tài chính phái sinh.
2.3.3.6. Các công cụ vốn chủ sở hữu và các công cụ nợ
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, sau thời điểm ghi nhận ban đầu, các công cụ vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận theo giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính. Sự thay đổi trong giá trị hợp lý của công cụ vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào lãi lỗ (FVTPL) hoặc “thu nhập khác”(FVTOCI). Đối với các công cụ nợ, sau ghi nhận ban đầu có thể được xác định giá trị theo giá trị phân bổ hoặc giá trị hợp lý tùy thuộc vào mục đích nắm giữ các công cụ nợ của tổ chức.
Trong khi đó, theo các quy định tại Việt Nam, các công cụ nợ luôn được ghi nhận theo giá gốc trong suốt thời gian nắm giữ và không được đánh giá lại.
2.3.3.7. Công cụ tài chính hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi)
Với việc ban hành các quy định hạch toán kế toán đối với trái phiếu chuyển đổi hết sức cụ thể, rõ ràng tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về Chề độ kế toán doanh nghiệp, các quy định của Việt Nam đối
Chỉ tiêu Theo CMKT quốc tế
Theo CMKT Việt Nam
Chứng khoán kinh doanh 1.592.883 1.590.268 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - (32.284)
với trái phiếu chuyển đổi về cơ bản tuơng đồng với các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế đối với công cụ này. Theo đó, trái phiếu chuyển đổi đuợc hạch toán, theo dõi tách biệt cấu phần nợ và cấu phần vốn trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.