3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam
Sự khác biệt cơ bản giữa các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về công cụ tài chính là một bên được ghi nhận theo nguyên tắc giá trị hợp lý và một bên ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.
Giá trị hợp lý hay còn được hiểu là giá trị theo thị trường (mark to market) là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá.
Để xác định được giá trị hợp lý, Việt Nam cần phải tạo dựng được một thị trường đủ “năng động” (active market)-tức là thị trường được giao dịch thường xuyên với khối lượng giao dịch đủ lớn.
Đối với việc hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính, hiện nay theo Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật bảo hiểm... Việt Nam đã quy
định tương đối đầy đủ cho các định chế tài chính - tín dụng - ngân hàng và các tổ
chức tài chính - tín dụng phi ngân hàng đang hoạt động trong nền kinh tế. Cụ thể
là hệ thống các ngân hàng thương mại; công ty tài chính, công ty đầu tư, quỹ đầu
tư, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, hợp tác xã tín dụng... đều được chế định bằng các đạo luật có liên quan.
Tuy nhiên, trước hết cần chuyển từ sự can thiệp trực tiếp bằng các công cụ hành chính sang phương thức can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ thị trường. Tăng cường tính chất độc lập tương đối của NHNN trong quản lý thị trường tiền tệ; xây dựng định chế giám sát độc lập của Nhà nước đối với toàn bộ thị trường tài chính; phát triển các định chế tài chính - tín dụng phi ngân hàng nhằm cung cấp nguồn vốn cho thị trường; bổ sung các biện pháp chế tài đối với các định chế tài chính - tín dụng quản lý tạo rủi ro cho thị trường. Ngoài ra, cần xây dựng bổ sung thêm một đạo luật riêng về các định chế tài chính - tín dụng phi ngân hàng nhằm gắn kết hoạt động của 2 loại thị trường chính trong thị trường tài chính (thị trường vốn và thị trường tiền tệ); cần xây dựng một định chế quốc gia về giám sát thị trường. Tổ chức này có nhiệm vụ thông tin, dự báo, cảnh báo thị trường; giám sát và thực hiện các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia vào thị trường này.
Thứ hai, công bố lãi suất thực làm cơ sở áp dụng cho cả nền kinh tế
Lãi suất thực là lãi suất được sử dụng để chiết khấu các luồng tiền ước tính sẽ chi trả hoặc nhận được trong tương lai trong suốt vòng đời dự kiến của công cụ tài chính. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tính toán giá trị phân bổ của một hoặc một nhóm tài sản/nợ phải trả tài chính và phân bổ thu nhập lãi hoặc chi phí lãi trong kỳ có liên quan. Tuy nhiên, hiện tại, ở Việt Nam chưa có một cơ quan ban ngành nào chịu trách nhiệm công bố lãi suất thực áp dụng chung cho cả nền kinh tế. Điều này sẽ gây khó khăn cũng như sự không thống nhất trong việc lựa chọn mức lãi suất làm cơ sở tính toán có thể dẫn đến khó
so sánh, đánh giá số liệu giữa các đơn vị
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và các ngành
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dân vận dụng các CMKT quốc tế về công cụ tài chính phù hợp với điều kiện của Việt Nam
Năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC hướng
dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết
minh thông tin đối với công cụ tài chính. Về cơ bản, Thông tư này đã bao gồm toàn bộ các nội dung chính của Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32 và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7. Việc ban hành Thông tư 210/2009/TT- BTC có thể nói là một bước ngoặt quan trọng trong việc yêu cầu các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các TCTD Việt Nam nói riêng thực hiện các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính.
Tuy nhiên, thông tư này mới chỉ đề cập đến các nội dung về phân loại và trình bày các công cụ tài chính cũng như đưa ra các khái niệm liên quan đến công cụ tài chính. Cho đến nay, Bộ Tài chính, NHNN chưa có văn bản hướng dẫn cách xác định giá trị, đo lường công cụ tài chính (IFRS 9). Trong số ba chuẩn mực quốc tế liên quan đến công cụ tài chính, IAS 39 trước đây mà giờ đã được thay thế bởi IFRS 9 được đánh giá là chuẩn mực khó hiểu và khó áp dụng nhất. Đây cũng là chuẩn mực được đánh giá là gây nhiều tranh cãi cũng như được xem là nguyên nhân gây xáo trộn cũng như biến động trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi áp dụng.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính, NHNN càng cần thiết phải ban hành các chuẩn mực hoặc các văn bản hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp, các TCTD có thể áp dụng chuẩn mực này.
Bên cạnh đó, đối với các công cụ tài chính phái sinh, hiện NHNN đã có hướng dẫn rất cụ thể đối với các giao dịch phái sinh tiền tệ (công văn số 7404/NHNN-KTTC) nhưng lại chưa có văn bản hướng dẫn đối với các giao
dịch phái sinh khác như phái sinh lãi suất, phái sinh hàng hóa... Để đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện ghi nhận các giao dịch này, Bộ Tài chính, NHNN cần khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan.
Thứ hai, cung cấp thông tin đầy đủ và đào tạo kịp thời về các thay đổi, cập nhật trong CMKT quốc tế cũng như các văn bản hướng dân của Việt Nam về công cụ tài chính
Các CMKT quốc tế về công cụ tài chính đặc biệt là CMKT quốc tế về đo lường giá trị các công cụ tài chính (trước đây là IAS 39 và bây giờ được thay thế bởi IFRS 9) là những chuẩn mực khó (khó hiểu và khó áp dụng) và còn gây nhiều tranh cãi. Thậm chí nhiều nước có nền kinh tế phát triển cũng e ngại đối với việc vận dụng những chuẩn mực này. Vì vậy, hơn ai hết chính Bộ Tài chính, NHNN phải là đơn vị cung cấp thông tin và đào tạo về các chuẩn mực này cho các TCTD đồng thời phải là kênh thông tin để truyền tải kiến thức, kinh nghiệm cũng như những quy định, thông lệ của thế giới về các công cụ tài chính cho các TCTD nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa hệ thống CMKT của Việt Nam và CMKT quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tại chương này, trên cơ sở phân tích sự cần thiết của việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính vào hạch toán kế toán tại các TCTD ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng các chuẩn mực này. Tuy nhiên nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía chính các TCTD thì những giải pháp đó sẽ khó thực thi. Để các giải pháp có tính khả thi cần có sự phối kết hợp giữa các chủ thể trong nền kinh tế, vì vậy tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước nhằm hoàn thiện thị trường cũng như hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, chế độ. làm cơ sở cho các TCTD có thể áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính.
KẾT LUẬN
•
Kế toán là một hệ thống cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tuợng có nhu cầu sử dụng để ra quyết định. Tuy nhiên, do những khác biệt về yếu tố môi truờng kinh doanh, hệ thống pháp luật và nền văn hóa nên hệ thống kế toán các quốc gia có những khác biệt đáng kể.
Với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là trong thị truờng tài chính, thì những khác biệt kế toán sẽ gây ra nhiều trở ngại, khó khăn. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới, nên lĩnh vực kế toán là lĩnh vực cần đuợc quan tâm hơn hết để thúc đẩy sự phát triển của thị truờng tài chính trong nuớc và hội nhập thế giới. Một trong những vấn đề cần quan tâm đó là ban hành các quy định kế toán về công cụ tài chính, nhắm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn tại Việt Nam và phù hợp với xu thế “hòa hợp”, nhằm giảm bớt sự khác biệt trong hệ thống kế toán Việt Nam và thế giới. Việt Nam nên có những nghiên cứu và xây dựng chiến luợc nhằm đổi mới, cải thiện và giảm sự khác biệt với thông lệ chung của thế giới. Chiến luợc này phải đuợc dựa trên thực tiễn quốc gia và tham khảo bài học kinh nghiệm của các nuớc trên thế giới, đó là tập trung vào các công ty niêm yết, các tổ chức kinh tế nhạy cảm, các tập đoàn kinh tế trọng điểm. Các doanh nghiệp không thuộc đối tuợng trên có thể cho phép giảm trừ một số yêu cầu của chuẩn mực.
Sau quá trình nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- về lý luận: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về CMKT quốc tế về công cụ tài chính nói chung và tại các TCTD nói riêng. Đua ra một số kinh nghiệm về áp dụng các CMKT quốc tế về công cụ tài chính và bài học kinh nghiệm với Việt Nam.
dụng tại các TCTD ở Việt Nam. Từ đó nhận dạng các điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và CMKT quốc tế khi quy định về công cụ tài chính.
- về các giải pháp đề xuất: luận văn đã đưa ra những giải pháp để áp dụng CMKT quốc tế về công cụ tài chính tại các TCTD tại Việt Nam. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, với Bộ Tài chính và NHNN để cùng phối hợp, hoàn thiện các điều kiện làm cơ sở cho việc áp dụng các CMKT quốc tế về công cụ tài chính tại các TCTD.
Với những giải pháp và kiến nghị tại luận văn, tác giả mong muốn sẽ đóng góp được chút ít ý kiến có giá trị trong việc áp dụng các CMKT quốc tế về công cụ tài chính tại các TCTD tại Việt Nam. Và hy vọng rằng với sự nỗ lực và chiến lược phù hợp, Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển hệ thống kế toán quốc gia, giảm bớt nhiều sự khác biệt với chuẩn mực kế toán quốc tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009, hướng dân áp dụng CMKT quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh đối với công cụ tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 Hướng dân chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2010), Dự thảo thông tư Hướng dân kế toán công cụ tài chính phái sinh, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 34/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 chỉnh sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/'2009/TT-BTC, Hà Nội.
6. BộTài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về Chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội.
7. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 đã được kiểm toán theo VAS và IFRS, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước (2006), Công văn số 7404/NHNN-KTTC Ngày 29/08/2006 về việc hướng dân hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nước, Công văn số 7459/NHNN-KTTC ngày 30/08/2006 về việc hướng dân hạch toán nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán, Hà Nội.
11. Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 về Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
12. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
13. Thống đốc NHNN (2004), Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN Ngày 10/11/2004 về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, Hà Nội.
14. Thống đốc NHNN (2014), Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội.
15. Thống đốc NHNN (2015), Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Price Water House Coopers, Challenges of implementing IAS 32 and IAS 39 in Tanzania, 2007.
17. International Accounting Standards Board, IAS 32 - Financial Instrument: Presentation
18. International Accounting Standards Board, IFRS 7 - Financial Instrument: Disclosures
19. International Accounting Standards Board, IFRS 9 - Financial Instrument