Theo quy định của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7 thì các công cụ tài chính phải trình bày theo nhóm tuơng tự nhau hoặc giống nhau về tầm quan trọng của các công cụ tài chính và về bản chất, quy mô của các rủi ro bắt nguồn từ các công cụ tài chính. Các yêu cầu trình bày thông tin bao gồm cả định tính và định luợng. Các yêu cầu này đuợc đáp ứng cơ bản ở các TCTD của Việt Nam.
Tuy nhiên, do còn nhiều điểm khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, hiện nhiều TCTD phải thực hiện lập đồng thời báo cáo tài chính theo cả 2 chuẩn mực. Đối với các công cụ tài chính, do cách thức ghi nhận giá trị ban đầu và xác định giá trị trong thời gian nắm giữ khác nhau giữa CMKT quốc tế và Việt Nam vì vậy tạo nên nhiều khác biệt trong số liệu về công cụ tài chính trên báo cáo. Sự khác biệt này đuợc phản ánh theo ví dụ duới đây của BIDV:
Bảng 2.17: Sự khác biệt về số liệu công cụ tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam theo kết quả kiểm toán
BCTC của kiểm toán độc lập
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (13.384.642) (6.145.215) Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 57.908.572 56.842.103 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 9.762.565 11.565.434 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư - (335.099) Đầu tư góp vốn liên doanh liên kết 3.625.821 3.801.997 Lợi nhuận sau thuế 2.990.498 4.051.008
theo IFRS và VAS)
Như vậy, qua phân tích các điểm phù hợp và không phù hợp các vấn đề kế toán công cụ tài chính của Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32 và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7, IFRS 9 thì một trong những vấn đề cấp bách tạo điều kiện để TCTD phản ánh trung thực, hợp lý các vấn đề ghi nhận, đo lường và trình bày các công cụ tài chính, để Việt Nam hội nhập quốc tế về lĩnh vực tài chính-ngân hàng nói chung, để phát triển thị trường công cụ tài chính hoạt động có hiệu quả nói riêng là Việt Nam phải nhanh chóng nghiên cứu và ban hành chuẩn mực kế toán công cụ tài chính, hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, và các văn bản hướng dẫn cụ thể về công cụ tài chính hướng theo thông lệ, chuẩn mực Quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tại chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng kế toán các công cụ tài chính tại các TCTD ở Việt Nam đồng thời trên cơ sở các quy định về các công cụ tài chính tại các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được phân tích ở chương 1, tác giả đã đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực. Đây là cơ sở để tác giả xây dựng các giải pháp vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính tại các TCTD ở Việt Nam tại chương 3 của luận văn
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHUẨN Mực KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM