VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH VÀO HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia. Vì sự quan trọng và tính phức tạp, kế toán được quy định và hướng dẫn thực hiện. Ở các quốc gia khác nhau có những phương thức khác nhau để quy định và hướng dẫn về kế toán: quy định của chính phủ, các quy định của Sở giao dịch chứng khoán hoặc các Chuẩn mực kế toán được ban hành bởi các Uỷ ban chuẩn mực kế toán. Hầu hết các nước đã xây dựng và phát triển một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia riêng (gọi là GAAP). Tuy vậy, trong hơn thập kỷ qua, một hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế đã và đang được phát triển và dần thay thế hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia. Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) từ năm 2001 thay thế dần Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) đã và đang trở thành ngôn ngữ kế toán quốc tế để phục vụ thị trường vốn toàn cầu.
Thực tế IAS/IFRS mang lại nhiều lợi ích trong phát triển một nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hoá như ngày nay. Trên thế giới có khoảng 113 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu áp dụng IAS/IFRS đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn; 27 quốc gia đã áp dụng toàn bộ IAS/IFRS và chấm dứt việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc gia của họ; nhiều quốc gia trong đó có cả nước Mỹ đang có kế hoạch áp dụng toàn bộ IAS/IFRS để thay thế các chuẩn mực kế toán quốc gia.
gia riêng (VAS) trên cơ sở áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS. Việc ban hành và đua vào áp dụng hệ thống CMKT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tăng cuờng tính minh bạch của thông tin tài chính và tạo dựng môi truờng kinh doanh phù hợp với khu vực và quốc tế, duy trì niềm tin cho các nhà đầu tu nuớc ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, VAS vẫn có nhiều sự khác biệt so với IAS và đặc biệt là IFRS sau này, mà chủ yếu là sự khác biệt liên quan đến các quy định về công cụ tài chính, về việc áp dụng cơ sở giá gốc (historical value) mà không áp dụng cơ sở giá trị hợp lý (fair value).
Hơn nữa, nền kinh tế thị truờng chuyển đổi của Việt Nam đã dần buớc sang giai đoạn ổn định và phát triển, các hoạt động kinh tế đã và đang đuợc điều chỉnh bởi các quy luật của thị truờng. Do vậy, đã đến lúc, Việt Nam cần cập nhật và ban hành mới các CMKT cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị truờng của Việt Nam.
Việc cập nhật ban hành mới chuẩn mực kế toán Việt Nam đặc biệt là các chuẩn mực về công cụ tài chính trong thời điểm hiện tại nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau:
Một là, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế
toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thị truờng tài chính và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, rất nhiều nghiệp vụ kinh tế mới đã hình thành và đang phát triển nhu các nghiệp vụ thanh toán bằng cổ phiếu, các giao dịch quyền chọn mua, quyền chọn bán, hoán đổi lãi suất, hoán đổi tỷ giá, hóan đổi dòng tiền hoặc các công cụ tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro trong kinh doanh do những thay đổi về giá cả, tỷ giá hối đoái và lãi suất. Nhu cầu minh bạch thông tin tài chính về các giao dịch trên
đòi hỏi cấp thiết phải ban hành mới các CMKT hướng dẫn việc ghi nhận, xác định giá trị và trình bày thông tin về các công cụ tài chính trong BCTC.
Hai là, nhằm đảm bảo hệ thống kế toán Việt Nam luôn phù hợp với
thông lệ kế toán quốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Ủy ban Chuẩn mực BCTC quốc tế trong những năm qua đã không ngừng sửa đổi bổ sung, thay thế các CMKT quốc tế để đáp ứng đòi hỏi về tính minh bạch thông tin trong điều kiện phát sinh những giao dịch mới hết sức phức tạp. Do đó, đã xuất hiện nhiều điểm không còn phù hợp giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế hiện hành.
Nếu không tuân thủ các nội dung, nguyên tắc cơ bản của các CMKT quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TCTD Việt Nam nói riêng sẽ khó hội nhập kinh tế Quốc tế, gặp khó khăn trong quan hệ thương mại với các đối tác trên thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên các thị trường chứng khoán Quốc tế vì báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ không được thị trường chứng khoán Quốc tế chấp nhận.
Ba là, nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính, tạo điều
kiện tối đa cho việc giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp và phát triển thị trường tài chính, số lượng các công ty cổ phần và số lượng các công ty cổ phần niêm yết đã gia tăng nhanh chóng. Xu thế này đã tạo ra nhu cầu ngày càng gia tăng về việc công khai minh bạch các thông tin tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đại chúng. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cho các quyết định kinh tế nhiều hơn, đa dạng hơn, đòi hỏi các thông tin tài chính phải được thuyết minh rõ ràng hơn với những ngôn ngữ dễ hiểu hơn, gần gũi hơn với số đông các nhà đầu tư. Thực tiễn này đòi hỏi CMKT Việt Nam phải được sửa đổi bổ sung theo hướng tăng cường việc
công khai và thuyết minh chi tiết về các thông tin tài chính, đồng thời nghiêng về nguyên tắc giá trị hợp lí thay vì nguyên tắc giá gốc như hiện nay.
Với việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính trong hạch toán kế toán cũng như trong trình bày, thuyết minh thông tin về công cụ tài chính trên các báo cáo tài chính sẽ giúp người sử dụng báo cáo tài chính thu được nhiều thông tin hữu ích hơn. Đặc biệt, IAS 32, IAS 39 mà sắp tới được thay thế bằng IFRS 9 sẽ cải thiện việc “nhận dạng” các rủi ro tài chính, cho phép người dùng báo cáo tài chính có thể vạch trần những công ty nắm giữ các công cụ tài chính nhưng trước đây lại ghi nhận bên ngoài bảng cân đối kế toán. Những yêu cầu về công bố thông tin quản trị rủi ro sẽ mang lại cho người dùng báo cáo một sự hiểu biết tốt hơn về các tác động của những chiến lược quản trị rủi ro của các doanh nghiệp.
Bốn là, trong thời gian năm gần đây, ngoài 5 ngân hàng thương mại
Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo cả 2 chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế do các ngân hàng này nằm trong Dự án tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại Nhà nước do World Bank tài trợ, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã chủ động thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo cả 2 chuẩn mực đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần có cổ đông nước ngoài. Việc thực hiện kiểm toán theo cả 2 hệ thống chuẩn mực như vậy không chỉ gây tốn kém về tiền bạc và thời gian mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hội nhập của các TCTD Việt Nam.