Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu 1644 vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính vào hạch toán kế toán tại các tổ chức tín dụng tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 99)

3.2.1.1. Lựa chọn lãi suất thực làm cơ sở tính toán giá trị phân bổ

Lãi suất thực là lãi suất được sử dụng để chiết khấu các luồng tiền ước tính sẽ chi trả hoặc nhận được trong tương lai trong suốt vòng đời dự kiến của công cụ tài chính. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tính toán giá trị phân bổ của

một hoặc một nhóm tài sản/nợ phải trả tài chính và phân bổ thu nhập lãi hoặc chi

phí lãi trong kỳ có liên quan. Hiện tại, do Việt Nam chưa có mức lãi suất thực áp

dụng chung cho cả nền kinh tế nên các TCTD có thể lựa chọn sử dụng mức lãi suất do đơn vị mình niêm yết để làm cơ sở tính toán giá trị phân bổ.

3.2.1.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chương trình, phần mềm phục vụ việc tính toán, đo lường giá trị công cụ tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế

Việc tính toán, đo lường giá trị các công cụ tài chính theo CMKT quốc tế được đánh giá là rất phức tạp. Do đó, một điều kiện quan trọng để có thể xác định giá trị các công cụ tài chính theo giá trị hợp lý hay giá trị phân bổ là các TCTD phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống chương trình, phần mềm phục vụ cho việc thu thập, kết xuất dữ liệu cũng như phương pháp tính toán nhằm đáp ứng các yêu cầu đo lường này.

Một ví dụ về việc áp dụng IAS 39: Số dự phòng rủi ro tín dụng được ghi

nhận theo VAS thường nhỏ hơn số dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS 39 do việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo VAS chưa sử dụng phương pháp lãi

suất thực tế để xác định luồng tiền chiết khấu trong việc ghi nhận sự suy giảm giá trị của các khoản cho vay và tạm ứng khách hàng. IAS 39 yêu cầu tính dự phòng rủi ro tín dụng bằng phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hiện tại

của dòng tiền ước tính thu hồi trong tương lai chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất gốc, bao gồm giá trị có thể thu hồi của tài sản bảo đảm (nếu có). Việc xác định số dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS39 tại các TCTD Việt Nam hiện nay có những hạn chế nhất định do tình trạng thông tin bất cân xứng, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện và chương trình phần mềm tin học của các TCTD chưa đáp ứng được việc tính toán luồng tiền chiết khấu theo lãi suất

phức tạp, trong khi đó Việt Nam còn thiếu các chuyên gia kế toán có trình độ cao có thể hiểu, vận dụng đúng nội dung của những Chuẩn mực này. Kỹ thuật xử lý kế toán theo nội dung của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế còn đòi hỏi công nghệ kế toán hiện đại. Nhiều nội dung xử lý nghiệp vụ phải đuợc xử lý tự động bởi hệ thống máy tính. Nhiều vấn đề kế toán công cụ tài chính hiện nay chua phổ biến tại Việt Nam như công cụ puttable, công cụ tự bảo hiểm.

Để có thể áp dụng các nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế, các TCTD cần đào tạo, xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhân viên có hiểu biết nhất định về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế nói chung và các chuẩn mực liên quan đến công cụ tài chính nói riêng. Đây được xem là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam.

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính và NHNN cũng thường xuyên tổ chức các Hội thảo, các khóa học, khóa đào tạo về các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến công cụ tài chính nhằm tăng cường sự hiểu biết cho đội ngũ cán bộ của các TCTD, doanh nghiệp cũng như kịp thời cập nhật các thay đổi, chỉnh sửa của các chuẩn mực này.

Một phần của tài liệu 1644 vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính vào hạch toán kế toán tại các tổ chức tín dụng tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w