Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu 050 chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại NH TMCP bắc á luận văn thạc sỹ (Trang 34)

Theo Thông tư 13/2018/NHNN, kế hoạch kiểm toán hàng năm của NHTM được xây dựng trên cơ sở định hướng rủi ro, các hoạt động nghiệp vụ, các đơn vị được sắp xếp rủi ro từ cao xuống thấp, những nghiệp vụ, lĩnh vực nào, đơn vị nào có rủi ro cao sẽ được thực hiện kiểm toán trước.

Trên cơ sở định hướng rủi ro trên, bộ phận KTNB của ngân hàng thương mại trước khi thực hiện kiểm toán tại một đơn vị, một nghiệp vụ, lĩnh vực nào đấy, phải có sự trao đổi, bàn bạc, thống nhất để đưa phương pháp KTNB phù hợp nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất, có hai phương pháp kiểm toán chính hay sử dụng là:

Phương pháp kiểm toán cơ bản: Phương pháp này chủ yếu dựa trên số liệu kế toán, các KTVNB sẽ tiến hành đánh giá, phân tích số liệu của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong NHTM đến thời điểm kiểm toán hoặc một thời kỳ nào đó, so sánh với số liệu của kỳ trước đánh giá, hoặc so sánh với số liệu trên các báo cáo sao kê, hoặc tài liệu của đơn vị, hoặc giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết...để tìm ra sự chênh lệch, sự bất thường, sự biến động để từ đó có cách nhìn tổng hợp quát về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như đơn vị được kiểm toán.

Phương pháp này tốn ít thời gian, chi phí thấp và các KTVNB sẽ biết nên tập trung vào đâu, vấn đề gì và sử dụng phương pháp kiểm toán nào tiếp theo, để đưa ra kết quả cuối cùng tốt nhất.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ: đây là phương pháp bộ phận KTNB của các NHTM hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu quả của HTKSNB của ngân hàng, như các văn bản quy định của ngân hàng có tuân thủ các quy định của pháp luật không, các đơn vị, bộ phận tại các NHTM có tuân thủ các văn bản, quy định nội bộ ngân hàng không, hệ thống cơ cấu tổ

chức tại các đơn vị có đầy đủ, hoạt động có hiệu quả không, các chốt kiểm soát, các hạn mức đã được đặt ra có phù hợp không...

Nhưng trên thực tế khi thực hiện công tác KTNB tại các NHTM, bộ phận KTNB thường kết hợp nhiều phương pháp kiểm toán với nhau để có sự đánh giá đầy đủ nhất, nếu sử dụng một phương pháp thì chưa đủ, chưa có thể đánh giá được hết những rủi ro, hoặc thông tin, báo cáo đánh giá chỉ có một chiều.

1.3 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng th ưong mại

Hiện nay chưa có khái niệm nào liên quan đến chất lượng KTNB tại các NHTM, mà chỉ có khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung, ví dụ như các khái niệm KTNB dưới đây:

- Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 220 về kiểm soát chất lượng được ban hành theo Quyết định số 28 năm 2003 của Bộ tài chính ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chuẩn mực này áp dụng đối với kiểm toán độc lập BCTC:

“Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian định trước với giá phí hợp lý"

- Còn đối với khái niệm KTNB: “Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét đánh giá các

hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó ”. - Còn theo Thông tư số 13 năm 2018 của NHNN đưa ra khái niệm KTVNB của TCTD là: “Kiểm toán viên nội bộ là người thực hiện kiểm toán

nội bộ thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ”.

Với khái niệm KTNB là chung cho đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên đối với hoạt động kinh doanh NHTM là một doanh nghiệp đặc thù và kinh doanh hàng hóa đặc biệt (tiền tệ), do đó KTNB tại NHTM có thể được hiểu là hoạt động kiểm toán do các NHTM thiết lập để xem xét đánh giá các hoạt động bên trong của ngân hàng. Ngoài ra hoạt động KTNB tại các NHTM được thành lập và hoạt động theo yêu cầu NHNN.

Chất lượng KTNB nói chung là một chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, khó đo lường, định lượng. Việc đánh giá chất lượng KTNB tại các NHTM còn phụ thuộc vào sự nhìn nhận, và đánh giá của nội bộ đơn vị như: BKS, HĐQT, Tổng giám đốc. hay được nhìn nhận từ các cơ quan tổ chức bên ngoài như Thanh tra NHNN các tỉnh, thành phố, hay công ty kiểm toán độc lập bên ngoài, cơ quan thuế...., được đánh giá qua một số nội dung sau:

- Đảm bảo các đơn vị, các bộ phận trong NHTM tuân thủ các quy định nội bộ cũng như các quy định của pháp luật.

- Các hoạt động nghiệp vụ của NHTM đảm bảo an toàn và sử dụng các nguồn lực hiệu quả.

- Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác đối với tất cả các hành vi vi phạm, các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân..cùng với những đề xuất, kiến nghị đầy đủ cho cấp có thẩm quyền, để từ đó các cấp có thẩm quyền có một cách nhìn nhận tổng thể hoạt động chung của ngân hàng hay, đối với một lĩnh vực hay đơn vị kiểm toán nhằm đưa ra các quyết định, chỉ đạo chính xác, kịp thời.

- Ngoài ra còn nâng cao vai trò tư vấn, tham vấn đối với các hoạt động nghiệp vụ cho các cấp có thẩm, các đơn vị kiểm toán về quá trình thực hiện triển khai các văn bản quy định của NHNN, quy định nội bộ của TCTD, về

các chốt kiểm soát, các hạn mức về tài chính kế toán... để phù hợp với năng lực của các cán bộ lãnh đạo cũng như quy mô hoạt động của từng đơn vị nhằm để kiểm soát, giám sát hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả.

1.3.2 Cac tiêu chí đánh giá chất lượng hoạ t động kiểm toán nội bộ

Chất lượng, hiệu quả của hoạt động KTNB tại các NHTM mang định tính nhiều hơn thông qua việc đánh giá, nhận xét, kiến nghị ..của các KTVNB, một nhóm hay cả bộ phận KTNB. Do đó chất lượng KTNB chỉ mang tính chất tương đối, chất lượng kiểm toán được đánh giá bằng cách so sánh với mục tiêu, định hướng của NHTM quản trị rủi ro đề ra cũng như mối liên kết giữa yếu tố đầu ra và yếu tố đầu vào

Yếu tố đầu vào hoạt động KTNB tại các NHTM là số lượng, trình độ, tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn về đạo đức, tiêu chuẩn về kỹ năng, của các KTVNB và các chi phí liên quan cho hoạt động KTNB bao gồm trả lương, thưởng, chi phí đào tạo, chi phí công tác, chi phí về tranh bị các công cụ hỗ trợ cho KTV thực hiện công việc như mấy tính xách tay, máy tính để bàn, phần mềm khai thác báo cáo, xử lý số liệu ...

Yếu tố đầu ra của hoạt động KTNB được đánh giá qua chất lượng, hiệu quả của bộ phận kiểm toán này. Chất lượng, hiệu quả của KTNB được thể hiện đã kiểm soát và ngăn chặn được được kết rủi ro chưa, đã đóng góp được gì vào sự an toàn hoạt động của ngân hàng qua từng đợt kiểm toán hoặc qua từng năm kiểm toán.

Trước tiên muốn đánh giá được yếu tố đầu ra của hoạt động KTNB, phải xem xét quy chế, quy trình của bộ phận kiểm toán được thiết lập tại các NHTM đã chi tiết, đầy đủ và phù hợp với quy định của Luật chưa, đây là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động công tác KTNB.

Tiếp đến là lợi ích từ công việc KTNB thu được so với chi phí ngân hàng bỏ ra để duy trì và hoạt động của bộ phận KTNB có hiệu quả không, nếu

chi phí bỏ ra lớn, như việc trả lương thưởng cao, số lượng cán bộ nhiều ...nhưng việc bố trí sắp xếp nhân sự trong tổ chức cũng như mỗi cuộc kiểm toán không phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả công việc thấp.

Yếu tố đầu ra còn được thể hiện ở khâu kiểm soát tại từng đơn vị cũng như toàn hệ thống trong phát hiện những vấn đề vi phạm, những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn.. .để đưa ra những đánh giá, những dự đoán đầy đủ, chính xác để từ đó giúp cho các đơn vị được kiểm toán nhận thấy, biết được và thuyết phục trong việc nhận thức các sai phạm, tồn tại này, cũng như việc khắc phục, chấn chỉnh những khuyến nghị, kết luận. Ngoài ra từ những kết quả kiểm toán này bộ phận KTNB tổng hợp lại những vấn đề rủi ro thực tại, những rủi ro tiềm ẩn...báo cáo, đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo ngân hàng để có những điều chỉnh, chỉ đạo phù hợp, kịp thời.

Như phân tích ở trên, để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội là rất phức tạp, khó đo lường được bằng giá trị cụ thể, do đó kết quả đánh giá yếu tố đầu ra thường được các NHTM thực hiện đánh giá thông qua ba tiêu chí như sau:

Tiêu chí về số lượng: Đây là tiêu chí phản ánh kết quả số lượng đầu ra của bộ phận kiểm toán KTNB tại NHTM như: trong năm tài chính đã thực hiện được bao nhiêu cuộc kiểm toán, trong đó là bao nhiêu cuộc kiểm toán định kỳ, bao nhiêu cuộc kiểm toán đột xuất, bao nhiêu cuộc kiểm toán theo chuyên đề và bao nhiêu đơn vị được kiểm toán, số lượng nghiệp vụ, lĩnh vực được kiểm toán, số lượng KTV tham gia vào công tác kiểm toán., Do đây là tiêu chí về số lượng, mang tính chất định lượng, mang tính tổng hợp nên nó không thể phản ánh được chất lượng hoạt động KTNB nên cần phải kết hợp với các tiêu chí khác.

Tiêu chí về chất lượng: Đây là tiêu chí quan trọng nhất, do đó hoạt động KTNB tại các NHTM rất quan tâm đến nội dung này, đã đầu tư rất

nhiều nhân lực, thời gian, chi phí.. để mỗi cuộc kiểm toán nói riêng cũng như các cuộc kiểm toán nói chung phải đem lại những giá trị hữu ích cho Ban lãnh đạo ngân hàng như trong việc ngăn ngừa các hành vi, vi phạm, tham nhũng xẩy ra trong các hoạt động nghiệp vụ tại NHTM.

Tiêu chí về chất lượng có thể được thể hiện ngay sau mỗi cuộc kiểm toán, các rủi ro, các hạn chế, các tồn tại, các đánh giá của từng Đoàn KTNB đưa ra có thuyết phục được các cá nhân, các bộ phận, đơn vị được kiểm toán không và họ có thực hiện, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, sai phạm theo yêu cầu, đề nghị của KTNB đưa ra không.

Chất lượng kiểm toán được thể hiện qua khả năng phát hiện những hành vi sai phạm thông qua hồ sơ sổ sách, chứng từ hay qua các dấu hiệu, từ cán bộ nhân viên... hay khả năng đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn để từ đó đưa ra các cảnh báo, các kiến nghị, đề xuất lên BKS để BKS làm việc trao đổi với Ban lãnh đạo Ngân hàng đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro có thể xẩy ra.

Ngoài ra chất lượng KTNB còn được thể hiện qua việc đánh giá HTKSNB đã được thiết lập trong các TCTD như cơ cấu tổ chức nhân sự tại Hội sở cũng như cơ cấu tổ chức nhân sự tại các đơn vị trực thuộc, các chốt kiểm soát đã được thiết lập có phù hợp với năng lực, chuyên môn của cán bộ nhân viên chưa, hệ thống văn bản nội bộ đã đầy đủ, và cập nhật kịp thời các văn bản quy định của NHNN và các ban ngành có liên quan chưa, và sự thống nhất, nhất quán giữa các văn bản nội bộ với nhau.để từ đó báo cáo lên BKS hoặc xin ý kiến của BKS làm việc trực tiếp với Ban lãnh đạo ngân hàng tuyển dụng bổ sung nhân sự cho phù hợp, đầy đủ cũng như cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các văn bản nội bộ cho phù hợp với mô hình tổ chức, phù hợp với pháp luật hiện hành.

NHNN, yêu cầu hàng năm bộ phận KTNB tại các NHTM xây dựng kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro, kế hoạch này bao gồm kế hoạch thời gian cho tổng thể công việc được tiến hành trong năm cũng như kế hoạch kiểm toán từng đơn vị, từng nghiệp vụ, lĩnh vực. Trên cơ sở kế hoạch này khi triển khai thực hiện công việc kiểm toán, bộ phận KTNB phải chủ động sắp xếp thời gian từng cuộc kiểm toán hợp lý, cùng việc bố trí nhân sự phù hợp với tính chất của cuộc kiểm toán, phù hợp với quy mô hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị cũng như sự phức tạp của các nghiệp vụ kinh doanh.. thì cuộc kiểm toán mới thực sự hiệu quả và có thể đáp ứng kế hoạch của năm.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộtại ngân hàng th ương mại tại ngân hàng th ương mại

Chất lượng hoạt động KTNB tại các TCTD nói chung, các NHTM nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan, cụ thể như sau:

Nhân tố chủ quan

Trước hết, vai trò của bộ phận KTNB tại nhiều NHTM chưa được coi trọng, không được đầu tư một cách đầy đủ, đúng mức nguyên nhân từ việc BKS tại các NHTM chưa thực sự mạnh, và tiếng nói chưa thực sự có trọng lượng. Khi đó, chất lượng KTNB sẽ không cao.

Thứ hai, hoạt động KTNB chỉ có tác dụng tích cực khi được cung cấp các thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ, và chính xác. Các thông tin này sẽ được các KTV xử lý và báo cáo, tham vấn, phản ánh đầy đủ, chính xác cho lãnh đạo ngân hàng, từ cơ sở đó Ban lãnh đạo ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh thích hợp và có những chỉ đạo kịp thời, chính xác giúp cho các ngân hàng phòng tránh được những rủi ro tiềm tàng, những rủi ro hiện hữu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

như: phần mềm khai thác báo cáo, hệ thống kết nối mạng nội bộ, máy tính sách tay, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại thông minh... sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác kiểm toán hoạt động ngân hàng.

Thứ tư, đội ngũ KTVNB tại các NHTM phải đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng, phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như sự đa dạng về hoạt động nghiệp vụ. Đồng các NHTM cần có chính sách đào tạo, tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ hợp lý vừa để thu hút nguồn nhân lực vừa để tạo ra sự ổn định trong cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ phận KTNB. Có như vậy, hoạt động KTNB tại các NHTM mới có thể đáp ứng được kỳ vọng của Ban lãnh đạo.

Thứ năm, Ban lãnh đạo ngân hàng phải quan tâm đúng mức tới những thông tin báo cáo do kiểm toán nội bộ cung cấp và được xử lý một cách khách quan kịp thời

Điều quan trọng trong hoạt động KTNB, Trưởng bộ phận kiểm toán phải có đủ thẩm quyền trong công việc như được tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban lãnh đạo ngân hàng, được tiếp nhận đầy đủ các thông tin, số liệu từ các bộ phận phòng ban trong ngân hàng để phục vụ cho công tác kiểm toán cũng như trong công việc báo cáo, tham vấn cho Ban lãnh đạo NHTM.

Nhân tố khách quan

Thứ nhất,, nhân tố pháp lý: Bộ phận KTNB của NHTM đã được thể chế trong Luật các TCTD, trong các văn bản dưới luật và ngay trong Điều lệ của

Một phần của tài liệu 050 chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại NH TMCP bắc á luận văn thạc sỹ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w