Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán nộ

Một phần của tài liệu 050 chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại NH TMCP bắc á luận văn thạc sỹ (Trang 40)

Chất lượng hoạt động KTNB tại các TCTD nói chung, các NHTM nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan, cụ thể như sau:

Nhân tố chủ quan

Trước hết, vai trò của bộ phận KTNB tại nhiều NHTM chưa được coi trọng, không được đầu tư một cách đầy đủ, đúng mức nguyên nhân từ việc BKS tại các NHTM chưa thực sự mạnh, và tiếng nói chưa thực sự có trọng lượng. Khi đó, chất lượng KTNB sẽ không cao.

Thứ hai, hoạt động KTNB chỉ có tác dụng tích cực khi được cung cấp các thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ, và chính xác. Các thông tin này sẽ được các KTV xử lý và báo cáo, tham vấn, phản ánh đầy đủ, chính xác cho lãnh đạo ngân hàng, từ cơ sở đó Ban lãnh đạo ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh thích hợp và có những chỉ đạo kịp thời, chính xác giúp cho các ngân hàng phòng tránh được những rủi ro tiềm tàng, những rủi ro hiện hữu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

như: phần mềm khai thác báo cáo, hệ thống kết nối mạng nội bộ, máy tính sách tay, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại thông minh... sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác kiểm toán hoạt động ngân hàng.

Thứ tư, đội ngũ KTVNB tại các NHTM phải đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng, phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như sự đa dạng về hoạt động nghiệp vụ. Đồng các NHTM cần có chính sách đào tạo, tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ hợp lý vừa để thu hút nguồn nhân lực vừa để tạo ra sự ổn định trong cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ phận KTNB. Có như vậy, hoạt động KTNB tại các NHTM mới có thể đáp ứng được kỳ vọng của Ban lãnh đạo.

Thứ năm, Ban lãnh đạo ngân hàng phải quan tâm đúng mức tới những thông tin báo cáo do kiểm toán nội bộ cung cấp và được xử lý một cách khách quan kịp thời

Điều quan trọng trong hoạt động KTNB, Trưởng bộ phận kiểm toán phải có đủ thẩm quyền trong công việc như được tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban lãnh đạo ngân hàng, được tiếp nhận đầy đủ các thông tin, số liệu từ các bộ phận phòng ban trong ngân hàng để phục vụ cho công tác kiểm toán cũng như trong công việc báo cáo, tham vấn cho Ban lãnh đạo NHTM.

Nhân tố khách quan

Thứ nhất,, nhân tố pháp lý: Bộ phận KTNB của NHTM đã được thể chế trong Luật các TCTD, trong các văn bản dưới luật và ngay trong Điều lệ của từng NHTM. Tuy nhiên trong các văn bản Luật này chưa quy định cụ thể, chi tiết hoạt động KTNB tại ngân hàng thương mại, mà chỉ có quy định chung, do đó các NHTM đang phải tự xây dựng quy trình kiểm toán, chương trình kiểm toán, các mẫu biểu. và thậm chí công việc KTNB dựa vào các chuẩn mực kiểm toán của Bộ tài chính, từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và hiệu quả của công tác KTNB.

Thứ hai, Sự hỗ trợ Kiểm toán Nhà nước, Bộ tài chính. Công việc này rất cần thiết bởi theo nhân tố khách quan trên, do Luật chuyên ngành chưa ban hành quy định cũng như hướng dẫn đối với hoạt động KTNB của TCTD nói chung, NHTM nói riêng, nhưng đối với kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập đều đã có quy định, quy trình, thậm chí có cả các chuẩn mức kiểm toán, do đó rất cần sự hỗ trợ từ các Cơ quan này để tiếp cận những phương pháp, kỹ năng, những kinh nghiệm trong nước cũng như trên thế giới để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động KTNB nói riêng và HTKSNB nói chung.

Thứ ba, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới nên việc cập nhật và tiến dần đến các thông lệ quốc tế trong quản trị các NHTM là điều cần thiết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những năm vừa qua đã ban hành rất nhiều Thông tư, các nội dung Thông tư này dần tiệm cận với những quy định của các nước phát triển như Thông tư số 13/2018/TT-NHNN “quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Thông tư số 19/2017/TT-NHNN “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ” ... Đây là yêu cầu bắt buộc các NHTM phải tự điều chỉnh các hoạt động của mình như nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính. để đáp ứng các quy định của NHNN cũng như để cạnh tranh với các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang và sẽ hoạt động tại Việt nam.

1.4 KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Trong hơn 10 năm trở lại đây, trên thế giới có 2 cuộc “tổng điều tra” về KTNB. Một cuộc do Ủy ban Basel thực hiện trong các năm 2001 -2002 và cuộc thứ hai do Viện KTNB (IIA) thực hiện trong năm 2010 - 2011. Mục đích hai cuộc khảo sát này là tìm hiểu nguyên nhân thực trạng hoạt động KTNB tại

các quốc gia, chủ yếu là những quốc gia phát triển, để từ đó rút ra các kết luận quan trọng cho hoạt động KTNB trên toàn cầu, đồng thời cũng đề ra xu hướng phát triển của hoạt động kiểm toán trong tương lai.

1.4.1 Nghiên cứu do Ủy ban Basel

Theo tổng hợp kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Phương về kiểm toán nội bộ trong các NHTM Việt Nam, nghiên cứu tại Argribank: Trong hai năm 2001 - 2002 các nhóm công tác của Ủy ban Basel đã thực hiện một số cuộc điều tra về hoạt động KTNB tại gần 80 NHTM ở nhiều nước trên thế giới như Đức, Pháp, Nhật, Hà Lan, Tây Ban Nha.. .Những kết quả từ cuộc điều tra này có thể coi là một sự tổng hợp về hoạt động kiểm toán trong các NHTM của các nước trên thế giới và là những bài học kinh nghiệm cho hoạt động KTNB tại các ngân hàng ở Việt Nam. Một số nội dung chính của kết quả khảo sát như sau:

> về vị trí của kiểm toán nội bộ trong tổ chức:

Tất cả các NHTM được điều tra của nhiều nước trên thế giới đều thành lập bộ phận KTNB và đảm bảo rằng các NHTM có thể tin tưởng vào hoạt động KTNB.

> về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ:

Phạm vi hoạt động của bộ phận KTNB bao gồm tất cả các hoạt động, bộ phận, đơn vị trong các NHTM. Trong đó những hoạt động, bộ phận, đơn vị có rủi ro cao sẽ được tập trung nguồn lực để thực hiện kiểm toán trước và tần suất kiểm toán thường xuyên hơn. Về phạm vi của hoạt động KTNB bao gồm việc bao gồm việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả HTKSNB và cách thức thực hiện các trách nhiệm được phân công. Còn về tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán dù là do chủ thể nào thực hiện thì đều căn cứ theo các phương pháp kiểm toán chung và tuân theo những quy trình kiểm toán đã được chuẩn hóa.

> Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KTNB, có ba nguyên nhân cơ bản:

- Thứ nhất: Phương pháp kiểm toán không liền mạch, thiếu tính hệ thống, tức là chương trình kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểm toán sẽ thực hiện một nội dung riêng rẽ trong tổng thể hoạt động, hơn nữa thời hiệu kiểm toán của các cuộc kiểm toán sau không tiếp nối với thời hiệu của cuộc kiểm toán trước, do bị gián đoạn nên các KTVNB không thể đánh giá một các đầy đủ, thấu đáo đối với một hoạt động trong một thời gian nhất định.

- Thứ hai: Kiến thức của các KTVNB bị hạn chế như kiến thức không đầy đủ, không có những kiến thức chuyên môn cần thiết để hiểu hết một quy trình, quy định, hay sản phẩm... đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của KTNB.

- Thứ ba: Sự chậm trễ của các nhà quản lý trong việc không có những điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời đối với các khuyến nghị của bộ phận KTNB, có thể sự chậm trễ này bắt nguồn từ sự không nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của KTNB. Ngoài ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động KTNB bị ảnh hưởng từ việc báo cáo đánh giá của bộ phận KTNB không đầy đủ, kịp thời, hoặc không thường xuyên. những vấn đề nghiêm trọng, những rủi ro trọng yếu cho các nhà quản lý.

1.4.2 Nghiên cứu của Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ

Năm 2010 - 2011 Viện KTNB Hoa Kỳ (IIA) đã thực hiện một cuộc khảo sát với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử KTNB. Cuộc điều tra được thực hiện trên diện rộng, tại Doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng, để có kết quả mang tính đại diện và có ý nghĩa Viện đã khảo sát các nước trải rộng từ châu Mỹ, châu Á, châu Âu cho đến Trung Đông, số người tham gia trả lời bao gồm các KTVNB, các nhà cung cấp dịch vụ KTNB.. .trên toàn cầu, cuộc khảo sát đã thu được những kinh nghiệm về KTNB và giúp

cho hoạt động này thực sự trở thành công cụ hữu ích cho hoạt động ngân hàng nói riêng và cho các doanh nghiệp nói chung.

> Mối quan hệ giữa KTNB với quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp

Qua khảo sát các KTVNB về việc nên tập trung vào đâu thì kết quả có được là: xếp thứ nhất: nên tập trung vào đánh giá về quản trị doanh nghiệp, kế đến là kiểm toán quá trình quản trị rủi ro toàn diện, thứ ba là đánh giá về chiến lược cũng như hoạt động doanh nghiệp.

> Về giá trị KTNB.

- Thứ nhất: Cần phát triển một tầm nhìn chiến lược cho KTNB: Hoạt động KTNB cần một tuyên bố tầm nhìn rõ ràng về nhiệm vụ, kế hoạch chiến lược một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu cơ bản, có được như vậy có thể tạo ra giá trị bởi các KTV đã hiểu biết một cách nhất quán, thông suốt về hướng đi trong tương lai.

- Thứ hai: Chuẩn mực kiểm toán 2000 của IIA yêu cầu: Trưởng KTNB phải quản lý hiệu quả chất lượng KTNB để đảm bảo mang lại giá trị cho tổ chức. Hoạt động kiểm toán mang lại giá trị cho tổ chức khi nó cung cấp sự đảm bảo liên quan và khách quan, đóng góp cho quản trị doanh nghiệp, quản tri rủi ro và kiểm soát một cách có hiệu quả, hiệu lực.

- Thứ ba: Phải thúc đẩy quan hệ và thông tin liên lạc với Ủy ban kiểm toán: Việc quan hệ và thông tin liên lạc với Ủy ban kiểm toán là hết sức cần thiết của Trưởng KTNB. Ủy ban kiểm toán cần phải thường xuyên cập nhật rõ ràng, đầy đủ các hoạt động KTNB, kể các các báo cáo, khuyến nghị, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán.

- Thứ tư: Tuyệt đối tuân thủ chuẩn mực kiểm toán IIA về thực hành KTNB chuyên nghiệp: Hiện nay một số chuẩn mực về thực hành KTNB chuyên nghiệp chưa được tuân thủ sâu rộng, lý do chi phí để thực hiện công việc kiểm toán cao, mất nhiều thời gian và không phù hợp với các ngân hàng

có quy mô nhỏ.

> về tối ưu nguồn lực

- Một là'. Tiếp thu và phát triển kỹ năng kiểm toán: Các KTVNB muốn cập nhật những thay đổi pháp lý và ngành nghề kinh doanh thì phải tăng cường sự hiểu biết tổng quan và cụ thể về doanh nghiệp, hiểu được những rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải.

- Hai là: Thúc đẩy đào tạo cho hoạt động KTNB: Với mục tiêu mang lại giá trị cho doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp cần quan tâm đến đào tạo cho các KTVNB về kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng kiểm toán.

> về ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả:

Với quy mô hoạt động doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, các sản phẩm, quy trình nghiệp vụ ngày càng đa dạng và phức tạp, do đó cần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc kiểm toán rất cần thiết và quan trọng, và hiệu quả hơn, giúp cho các KTVNB có thể thực hiện các thử nghiệm trên toàn bộ mẫu thay vì thực hiện kiểm toán thử nghiệm theo chọn mẫu truyền thống.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trên đây là nghiên cứu tổng quan về hoạt động KTNB tại ngân hàng thương mại, trong đó tác giả tổng hợp các vấn đề mang tính khái quát về NHTM nói chung, về khái quát chất lượng hoạt động kiểm toán nội bô tại NHTM nói riêng. Từ những việc tìm hiểu khái quát trên, tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung, chất lượng của hoạt động KTNB cũng như các tiêu chí đánh giá hoạt động KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động này. Trên cơ sở những lý luận của chương này để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động KTNB tại Ngân hàng TMCP Bắc Á trong Chương 2 dưới đây.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập năm 1994 theo giấy phép thành lập số 183/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 của Thống đốc NHNN và giấy phép hoạt động do NHNN cấp số 0052/NH-GP ngày 01/09/1994

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: North Asia Commercial Join Stock Bank

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: BAC A BANK

- Địa chỉ Trụ sở chính: Số 117 đường Quang Trung, phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Văn phòng Hội sở: Số 60 đường Lý Thái Tổ, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Vốn điều lệ (31/12/2018): 5.500.000.000.000 đồng.

- Mạng lưới hoạt động tại thời điểm 31/12/2018: Ngân hàng có một Hội sở chính, ba mươi năm Chi nhánh và hai Công ty con tại Việt Nam.

- Thương hiệu nhận diện:

i⅛

BAC A BANK

- Trải qua hơn 24 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Bắc Á với tư duy vượt trội, chuyên nghiệp và cải tiến không ngừng đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP vững mạnh và kinh doanh có hiệu quả, là địa chỉ tin cậy của tất cả các khách hàng trên toàn quốc. Ngân hàng TMCP Bắc Á đã xây dựng một nền tảng vững chắc về chất lượng phục vụ khách

hàng với các giải pháp tài chính toàn diện. Ngân hàng TMCP Bắc Á có nhiều đóng góp to lớn trong hoạt động chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng TMCP Bắc Á đã nhiều lần nhận được cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ, bằng khen của Thống đốc NHNN về thành tích hoạt động kinh doanh, cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và các đoàn thể khác trao tặng, các giải thưởng uy tín khác, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, Ngân hàng TMCP Bắc Á vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng quan trọng trong nước cũng như quốc tế, cụ thể:

Năm 2016 Ngân hàng TMCP Bắc Á vinh dự đón nhận giải thưởng quốc tế: “Ngân hàng Trách nhiệm xã hội tốt nhất 2016” do Tạp chí International Finance Magazine (Anh quốc) trao tặng.

Năm 2018 Ngân hàng TMCP Bắc Á đạt hai hạng mục giải thưởng quan trọng của “Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam 2018 - Vietnam Outstanding Banking Awards 2018”, cụ thể, với gói sản phẩm tài trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng TMCP Bắc Á đạt được "Giải thưởng Ngân hàng hô trợ tư vấn đầu tư công nghệ cao cho nông nghiệp sạch 2018""Giải thưởng Ngân hàng có sản phẩm, dịch vụ sáng tạo tiêu biểu năm 2018", và điều đáng nói Ngân hàng TMCP Bắc Á đạt giải Sao

Một phần của tài liệu 050 chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại NH TMCP bắc á luận văn thạc sỹ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w