6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế còn tồn tại:
Từ những phân tích về thực trạng chất lượng tín dụng qua các tiêu chí tại “Mục 2.2” cho thấy: Chất lượng tín dụng tại Agribank Vụ Bản giai đoạn năm 2017-2019 đang được kiểm soát tốt tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế sau:
> Thứ nhất: Hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao
Với tổng nguồn vốn đến cuối năm 2019 đạt 2.495,7 tỷ đồng, tuy nhiên dư nợ của mới chỉ đạt 1.276,7 tỷ đồng, Agribank Vụ Bản chỉ đang sử dụng đầu tư cho nền kinh tế chỉ trên 50% số lượng huy động phần còn lại chi nhánh phải bán lại cho Agribank hội sở để lấy chênh lệch vốn (phí điều vốn). Qua đó cho thấy sự chưa cân xứng của tổng dư nợ và tổng nguồn vốn dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn chưa được cao.
> Thứ hai: Cơ cấu vốn đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chưa hợp lý
Giai đoạn năm 2017-2019, Mức độ tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn thấp điều này đồng nghĩa với việc các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua sắm - tiêu dùng, mở rộng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp máy móc thiết bị, tài sản phục vụ SXKD chưa được phát triển mạnh. Chính sách đầu tư này phần nào ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh do lãi suất tín dụng trung dài hạn cao hơn so với lãi suất tín dụng ngắn hạn.
Đồng thời cơ cấu danh mục đầu tư cho loại hình Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, qua các năm 2017-2019 tỷ trọng đầu tư cho danh mục này không cao chỉ chiếm khoảng 15%/tổng dư nợ. Đây là thị trường chưa được Agribank Vụ Bản chú trọng và khai thác trong khi các NHTM trên địa bàn đang dần chuyển đổi.
> Thứ ba: Chất lượng tín dụng chưa thực sự ổn định
hạn thấp, nợ xấu - tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ thu hồi vốn - tỷ lệ thu lãi đạt cao ... nhung nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh còn có những diễn biến phức tạp chua đuợc kiểm soát chặt chẽ, chất luợng tín dụng tăng truởng chua ổn định.
Năm 2017, mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu đã đuợc kiểm soát tốt, tuy nhiên năm 2018, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm giảm so với năm 2017 nhung tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh trong năm lại tuơng đối lớn dẫn đến chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro tăng thêm 1,31 tỷ đồng so với năm 2017 để phòng ngừa cho những khoản nợ phát sinh này. Năm 2019, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro phát sinh trong năm giảm, tuy nhiên nợ xấu lại cao hơn so với năm 2018 và có chiều huớng tăng trở lại. Điều này cho thấy công tác thẩm định và xử lý nợ rủi ro của chi nhánh chua thực sự đuợc tốt.
> Thứ tư: Công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro chưa thực sự quyết
liệt
Việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro tại Agribank Vụ Bản còn chua thực sự quyết liệt. Các CBTD còn thuờng xuyên để nợ quá hạn xảy ra mà chua có những động thái thu hồi cứng rắn để đến khi các khoản nợ này chuyển nợ xấu mới tiến hành xử lý gây ra nhiều rủi ro mất vốn cũng nhu tốn kém chi phí thu hồi nợ cho chi nhánh. Chi nhánh chua có các tổ, bộ phận theo dõi, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp thu hồi nợ xấu, các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu hồi nợ nhu: Thông báo thu giữ, kê biên niêm phong tài sản, thanh lý tài sản, tiến hành khởi kiện khách hàng còn chua thực hiện triệt để.
2.3.2.1. Nguyên nhân hạn chế:
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.
> Thứ nhất: Môi trường pháp luật chưa hoàn thiện
Ngày này, hàng lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng thông thoáng nhung vẫn chua đồng bộ, nhiều các bộ luật sửa đổi chồng chéo dẫn đến khó tra cứu và vận dụng. Các quy định, quy trình của pháp luật về cuỡng chế, xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ cho ngân hàng, nhất là đối với các
trường hợp khách hàng không hợp tác để xử lý tài sản thế chấp của mình còn nhiều điểm hạn chế và mất rất nhiều thời gian, chi phí, hồ sơ thủ thục rườm rà, xảy ra rủi ro về giảm giá trị tài sản trong quá trình xử lý tài sản theo trình tự pháp luật và còn lệ thuộc rất nhiều vào phán quyết của các cơ quan Nhà nước.
Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chưa rõ ràng, rành mạch, nhiều sai sót chưa được chỉnh sửa đồng bộ. Trích lục thửa đất lúc có lúc không hoặc có nhưng không rõ ràng, cụ thể khiến cho các cán bộ tín dụng phải tốn nhiều thời gian để đi thẩm định xác minh lại làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng.
> Thứ hai: Môi trường kinh tế chưa thuận lợi
Do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, dịch bệnh, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh đến nay vẫn chưa kịp phụ hồi, sản phẩm sản xuất khó tiêu thụ, thị trường xuất nhập khẩu của các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vụ Bản bị thu hẹp. Nhiều cá nhân, tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh không bắt kịp những thay đổi cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nhất là về chất lượng, thị hiếu, chủng loại, giá cả sản phẩm dịch vụ. Nhiều cá nhân, tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh cá thể năng lực trình độ và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, vốn tự có thấp nên việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, không chủ động trong sản xuất kinh doanh khi thị trường xảy ra biến động xấu. Điều này dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán, rơi vào khủng hoảng khó khăn gây ra nợ quá hạn, nợ xấu vô hình chung ảnh hưởng chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
> Thứ ba: Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trên địa bàn huyện Vụ Bản ngoài Agribank còn có 01 quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện (gồm 01 trụ sở chính và các điểm thu lưu động ở 17 xã) và 03 ngân hàng TMCP là: Vietinbank, Liên Việt Post Bank (gồm 01 chi nhánh và các điểm thu lưu động ở 17 xã), MSB. Chính sự cạnh
tranh giữa các NHTM trên cùng một địa bàn trở nên gay gắt một số ngân hàng đã chủ động: Hạ lãi suất cho vay; giảm các điều kiện về hồ sơ vay vốn; cùng 01 tài sản bảo đảm tại Agribank kéo khách hàng với mức vay cao hơn so với quy định về ngân hàng mình mà không cần khách hàng trả nợ; tăng lãi suất huy động, chứng chỉ tiền gửi ở mức cao hơn nhiều so với Agribank Vụ Bản, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng nói riêng tại Agribank Vụ Bản.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất: Trình độ cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cũng là người thu thập thông tin, thẩm định, trình phê duyệt - giải ngân khoản vay, theo dõi khoản vay từ khi khách hàng đến xin vay cho đến khi khoản vay được thu hồi hết. Hơn nữa, việc thu thập, phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay của CBTD mang tính chủ quan của mỗi cá nhân, vì thế khả năng, kinh nghiệm, trình độ của CBTD sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Hiện nay, trình độ của đội ngũ CBTD chi nhánh còn nhiều hạn chế trong thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng như hiểu biết các kiến thức pháp luật kiến thức thực tế ngành nghề, trình độ thẩm định, phân tích, phán đoán, dự báo rủi ro chưa toàn diện nhất.
Việc sử dụng CBTD tại chi nhánh còn chưa có tính chọn lọc, do số lượng cán bộ ít, chất lượng của cán bộ chưa cao. Nhiều CBTD được điều chuyển từ các bộ phận khác nhau như: Giao dịch viên, kho quỹ, hành chính sang làm công tác tín dụng, do không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ dẫn đến sai sót trong khi cấp tín dụng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.
> Thứ hai: Chưa nghiêm túc tuân thủ quy trình cho vay
Tuân thủ quy trình cho vay là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tại chi nhánh còn một số CBTD chưa
thực hiện tuân thủ đúng quy trình cho vay:
- Việc thu thập thông tin từ một phía khách hàng còn sơ sài - thông tin thiếu chính xác, thiếu thông tin quan hệ tín dụng với các TCTD khác qua tra cứu CIC từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Một số truờng hợp, do thiếu thông tin mà khách hàng dễ dàng sử dụng hồ sơ giả để qua mắt CBTD chiếm đoạt vốn vay bỏ chốn dẫn đến thất thoát vốn cho ngân hàng.
- Chua nghiêm túc trong công tác thẩm định - ra quyết định cho vay, không xuống trực tiếp phỏng vấn, thẩm định thông tin khách hàng, thông tin tài sản bảo đảm mà chỉ làm việc qua điện thoại dẫn tới sai lệch thông tin. Việc ra quyết định cho vay đôi khi còn mang nhiều cơ chế xin cho. Thực hiện thẩm định cho vay đôi khi chỉ chú ý coi trọng tài sản thế chấp mà không quan tâm đến tu cách khách hàng, khả năng tài chính và phuơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hay không.
- Công tác kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay và quá trình sử dụng vốn vay tại chi nhánh còn sơ sài, bỏ sót. Kiểm tra sau cho vay còn mang tính hình thức, chỉ xuống xin chữ ký vào biên bản kiểm tra mà không kiểm tra thực tế, thậm chí là cho khách hàng kí truớc các biên bản kiểm tra sau đó đến thời điểm có đoàn kiểm tra giám sát đến thì điền vào. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ còn chua thực sự hiệu quả còn bỏ sót lỗi, mang hình thức, nhiều khi mang tính nể nang.
- Công tác thu hồi nợ còn diễn ra chậm, nhất là đối với những khoản vay quá hạn, nợ xấu nguyên nhân là do CBTD không thuờng xuyên theo dõi các khoản vay tiềm ẩn, chua thực sự sâu sát và quyết liệt trong công tác xử lý nợ quá hạn, khi khoản vay chuyển sang nợ xấu đuợc lãnh đạo nhắc nhở mới bắt tay vào xử lý.
> Thứ ba: Chính sách phát triển hoạt động tín dụng còn hạn chế
Ngày nay, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng phát triển với nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là nhu cầu mua sắm tiêu dùng và phát triển
kinh doanh của giới trẻ. Nắm bắt được nhu cầu này các NHTM trên địa bàn đã có nhiều chính sách thu hút khách hàng vay đa dạng và liên tục. Tuy nhiên Agribank Vụ Bản còn chịu sự phụ thuộc bởi các chính sách tín dụng do Agribank Bắc Nam Định và Agribank cấp trên quy định, các hình thức cấp tín dụng còn nghèo nàn, chưa phát huy được tính sáng tạo trong hoạt động tín dụng, chưa đáp ứng được thị yếu của các khách hàng ngày càng đa dạng. Như chưa có các gói vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu; chưa có các chính sách hỗ trợ cho các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh mới; chưa chú trọng việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng sang cho vay trung dài hạn.
> Thứ tư: Công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay còn nhiều hạn chế
Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay còn chưa được sâu sát do mỗi CBTD tại chi nhánh đang phải quản lý bình quân khoảng 500 - 1.000 khách hàng. Khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến các CBTD còn chưa có nhiều thời gian đê thực hiện đúng các quy định về kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn không hiệu quả mà CBTD không kịp thời phát hiện để có những biện pháp phòng ngừa dẫn đến nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh.
> Thứ năm: Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được công việc
Hiện nay, hầu hết các NHTM đều áp dụng những phần mềm công nghệ cao, hiện đại, đáp ứng được những yêu cầu của nhà quản trị trong quản lý hoạt động chung của ngân hàng như: Core Banking T24; Silver Lake SIBS Axis; Teminos; TCBS;.... Tuy nhiên, Agribank nói chung và Agribank Vụ Bản nói riêng hiện vẫn sử dụng và quản lý toàn bộ dữ liệu trên phần mềm lõi IPCAS, phần mềm này đã ra đời từ rất lâu, đến ngày nay bộc lộ nhiều những hạn chế trong công tác quản lý tín dụng tại Agribank. Cụ thể:
- Hệ thống thông tin báo cáo chưa phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
- Việc xử lý thông tin của khách hàng và lập tờ trình tín dụng vẫn còn thực hiện thủ công tiềm ẩn nhiều sai sót, chủ yếu phụ thuộc vào trình độ của CBTD.
- Quá trình thu gốc, lãi vay hàng tháng chua đuợc tự động thanh toán qua tài khoản mà còn mang tính thủ công, các Giao dịch viên hàng tháng thu lãi cho khách hàng tại các xã bằng bảng kê, thuờng gây ra nhiều sai sót, thất thoát.
> Thứ sáu: Chưa phát huy vai trò của công tác Marketing
Agribank Vụ Bản chua có phòng ban chuyên trách cho công tác Marketing và phát triển các chuơng trình Marketing cho các hoạt động chung của chi nhánh cũng nhu hoạt động tín dụng. Chi nhánh cũng chua có những điều tra, đánh giá mang tính tổng thể về thị truờng, chua có các nghiên cứu về phân khúc khách hàng, thị yếu của từng nhóm khách hàng, từng lứa tuổi, để đua ra những chính sách tín dụng đồng bộ, phù hợp và có hiệu quả. Chi nhánh chua phát triển những chuơng trình marketing, tiếp thị tới khách hàng qua băng rôn, khẩu hiệu, các phuơng tiện thông tin đại chúng truyền thông chúng một cách cụ thể và liên tục.
Tóm lại, Agribank Vụ Bản trong những năm qua đã khẳng định đuợc
vai trò của hoạt động tín dụng góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của huyện nhà. Chất luợng tín dụng là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố trong đó nợ quá hạn, nợ xấu là một nhân tố trực tiếp và cụ thể nhất đã đuợc chi nhánh giữ ở mức thấp và ổn định qua các năm. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhung Agribank Vụ Bản vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nuớc theo huớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những vấn đề tồn tại và hạn chế cần đuợc xem xét nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm không ngừng củng cố và nâng cao hơn nữa chất luợng tín dụng, giúp cho hoạt động kinh doanh của Agribank Vụ Bản ngày càng hiệu quả.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH HUYỆN VỤ BẢN, BẮC NAM ĐỊNH