6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý và thu hồi nợ
Việc quản lý và thu hồi nợ của chi nhánh hiện còn bộc lộ nhiều yếu kém, một số CBTD còn chủ quan, chưa quyết liệt xử lý các khoản vay tiềm ẩn nợ xấu. Việc kiểm tra sau vay còn lơ là, thiếu kinh nghiệm và mang nặng tính hình thức, đối phó đã dẫn đến việc phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề còn hạn chế cần được chấn chỉnh. Vì thế chi nhánh cần có những biện pháp quyết liệt để quản lý và thu hồi nợ một cách hiệu quả:
- Đối với nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Cần thường xuyên theo dõi định kỳ theo quy định, phân tích nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm định kỳ để kịp thời phát hiện những khoản vay tiềm ẩn nợ xấu và có biện pháp xử lý khi khoản vay xảy ra nợ xấu.
- Đối với nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Đối với những khách hàng thuộc nhóm này là những khách hàng có nguy cơ cao chuyển thành nợ xấu. Vì thế
cần xác định ngay tình hình tài chính của khách hàng, tình hình hoạt động của cơ sở kinh doanh, đánh giá lại tài sản bảo đảm. Từ đó một mặt đưa ra những tháo gỡ khó khăn giúp khách hàng vượt qua thời kỳ khủng hoảng, một mặt có những kịch bản xử lý khoản vay cho tương lai một cách kịp thời tránh để chuyển nợ xấu mới tiến hành xử lý gây tốn kém chi phí, thời gian và thất thoát vốn cho ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định để có những nguồn vốn dự phòng bù đắp khi khoản vay không thể thu hồi vốn.
- Đối với nợ nhóm 3,4,5 (Nợ xấu): CBTD phải tích cực đeo bám khoản vay, tận dụng mọi khoản thu của khách hàng để thu hồi nợ. Trong trường hợp các biện pháp nghiệp vụ ngân hàng đưa ra không mang lại hiệu quả, khách hàng cố tình trây ỳ, để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần sử dụng các biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để kê biên niêm phong, thu giữ tài sản, hởi kiện ra tòa, phát mại tài sản thế chấp.
- Chi nhánh cần nhanh chóng thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện thường xuyên theo dõi, phân tích, xử lý và thu hồi các khoản nợ vay từ khi chuyển quá hạn đến khi nợ xấu.
- Quản lý và xử lý hiệu quả tài sản đảm bảo: Khi khoản vay bị quá hạn dẫn đến nợ xấu thì TSBĐ là cơ sở cuối cùng để ngân hàng có thể thu hồi được vốn vay. Vì vậy việc quản lý và xử lý tài sản bảo đảm một cách hiệu quả là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro an toàn nhất.
+ Trong quá trình vay vốn của khách hàng thường xuyên, định kỳ xác định lại giá trị TSBĐ, đánh giá được rủi ro để kịp thời yêu cầu khách hàng hoàn thiện, bổ sung TSBĐ khi TSBĐ bị giảm giá trị hay có những thay đổi bất lợi cho ngân hàng.
+ Khi khoản vay xảy ra quá hạn, ngay lập tức ngân hàng tổ chức thực hiện đánh giá lại hiện trạng, giá trị hiện tại, khả năng phát mại, tính thanh
khoản và tính pháp lý của tài sản bảo đảm để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp.