6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng tín dụng của Agribank Vụ Bản còn nhiều điểm hạn chế đó là do chất lượng thẩm định tín dụng. Chất lượng thẩm định tín dụng ảnh hưởng bởi yếu tố: Con người và quy trình:
3.2.3.1. về yếu tố con người:
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi quy trình, nghiệp vụ của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có những nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức tốt thì sẽ phát triển bền vững và ngược lại. Chính vì thế, Agribank Vụ Bản cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay để đưa ra được những quyết định cho vay chính xác, nhanh chóng và tránh được những rủi ro mất vốn cho mình. Cụ thể:
+ Cần tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào có trình độ, chuyên môn, đạo đức cao.
+ Liên tục trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn, đạo đức và lối sống lành mạnh cho đội ngũ tín dụng.
+ Khen thường, động viên, khích lệ kịp thời đối với những CBTD, tập thể hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch.
+ Kịp thời phát hiện những cá nhân có biểu hiện tiêu cực trong quá trình thẩm định cho vay, có hành vi đi ngược lại phướng hướng của tổ chức để kịp thời loại bỏ tránh những rủi ro cho Ngân hàng.
3.2.3.2. Về quy trình thẩm định cấp tín dụng:
Ngày nay, hầu hết các NHTM cổ phần đều hiện đại hóa quy trình thẩm định và phê duyệt tập trung của mình thông qua sự hỗ trợ của hệ thống máy tính. Tuy nhiên, tại Agribank nói chung và Agribank Vụ Bản nói riêng đang
thực hiện quy trình thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng tại chỗ. Là chi nhánh loại II trong hệ thống Agribank, Agribank Vụ Bản đuợc phân quyền thẩm định và cấp tín dụng đối với khách hàng là: Cá nhân ≤ 5 tỷ đồng, Pháp nhân ≤ 15 tỷ đồng, đây vừa là điểm mạnh, cũng vừa là những thách thức đối với chi nhánh. Yêu cầu chi nhánh phải:
- Mỗi CTBD phải nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng xử lý hồ sơ và thẩm định linh hoạt, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phải tốt tránh đuợc những cám dỗ từ phía khách hàng cũng nhu sức ép từ cấp trên tránh xảy ra những rủi ro về nghề nghiệp.
- Cơ chế thẩm định và phê duyệt tín dụng phải thực hiện đúng theo quy trình, quy định không mang tính chất xin cho, nể nang thông qua các mối quan hệ.
- Với quy trình tín dụng linh hoạt, quyền phán quyết tín dụng đối với cá nhân và pháp nhân có lợi thế hơn so với các NHTM khác trên địa bàn Agribank Vụ Bản cần nhanh nhạy trong khâu tìm kiếm, tiếp thị và đua ra quyết định cho vay nhanh chóng tìm đuợc những khách hàng tiềm năng.
3.2.3.3. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng:
> Thứ nhất: Nâng cao chất lượng thẩm định tư cách khách hàng:
Thẩm định tu cách khách hàng: Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng trong khi thẩm định hồ sơ cho vay của khách hàng. Nếu khách hàng có tu cách không tốt, trây ỳ, có thái độ coi thuờng nhân viên ngân hàng thì khi xảy ra nợ xấu khách hàng sẽ tỏ mọi thái độ bất hợp tác gây khó khăn cho quá trình thu hồi vốn của ngân hàng. Đánh giá tu cách khách hàng là yếu tố mang tính chủ quan của mỗi CBTD, vì thế CBTD cần phải có tu duy logic để thu thập và xử lý các thông tin ngay khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên.
> Thứ hai: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và phương án vay vốn:
Để có những đánh giá chi tiết về phương án vay vốn, mục đích vay vốn và nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng mà đánh giá CBTD cần phân tích và trả lời được những vấn đề sau:
- Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ về hồ sơ pháp lý.
- Tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn theo quy định của Agribank và Pháp luật.
- Tính khả thi của phương án - dự án vay vốn.
- Tính đầy đủ của vốn tự có bằng tiền, bằng vật chất máy móc, trang thiệt bị, con người tham gia vào phương án.
- Đánh giá được thị trường đầu vào, đầu ra của phương án - dự án.
- Đánh giá được khả năng tài chính, các chỉ tiêu tài chính, hồ sơ chứng minh tài chính theo quy định của Agribank.
- Đánh giá được mức độ rủi ro của phương án - dự án vay vốn. > Thứ ba: Nâng cao công tác đánh giá khả năng trả nợ:
Agribank Vụ Bản cần tránh quan điểm thu hồi nợ vay bằng việc phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khách hàng khi khoản vay xảy ra rủi ro. Tài sản bảo đảm chỉ là nguồn trả nợ thứ yếu của khách hàng khi khoản vay xảy ra vấn đề và khách hàng không còn khả năng trả nợ. Việc luôn luôn phải xử lý TSBĐ của các khoản vay nợ xấu dẫn đến mất cân bằng về vốn cho ngân hàng, phản ánh sự thiếu chuyên nghiệp, yếu kém trong quá trình thẩm định khách hàng của chi nhánh.
Cán bộ tín dụng nên yêu cầu khách hàng vay vốn có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn vay trong thời gian vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu của khách hàng, để có những biện pháp xử lý kịp
thời. CBTD phải thường xuyên tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của cả những nguồn vốn vay khác của khách hàng vay tại các TCTD khác, cá nhân khác (nếu có) để có được bức tranh tổng thể về tình hình tài chính, khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng đối với bên thứ ba.
> Thứ tư: Nâng cao chất lượng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay:
Thường xuyên kiểm tra sau cho vay theo quy định là biện pháp giúp chi nhánh theo dõi được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, việc kiểm tra sau cho vay còn kịp thời giúp CBTD phát hiện những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cam kết hoặc sử dụng nhưng không hiệu quả CBTD cần phân tích và báo cáo lên lãnh đạo cấp trên để ngay lập tức có những biện pháp cứng rắng như: Dừng tiếp tục cấp vốn; Thu hồi vốn trước hạn tránh tình trạng mất vốn.