Hiện tại, không có một thang đo lường chung hay một hệ thống chỉ tiêu chung về chất lượng thẩm định tín dụng nói chung cũng như tín dụng đối với khách
31
hàng DNNVV nói riêng. Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân, tổ chức tín dụng ở những góc độ nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo quan điểm cá nhân của tác giả thì chất lượng thẩm định tín dụng được hiểu là sự đánh giá chính xác các hồ sơ vay vốn với thời gian thẩm định nhanh nhất và chi phí thẩm định thấp nhất. Sự đánh giá chính xác hồ sơ vay vốn thể hiện ở kết quả của khoản vay so với những tính toán dự trù ban đầu, các kết quả thẩm định có mức độ tin cậy cao, phù hợp với quy trình quy định của từng ngân hàng và cuối cùng là khoản vay đó được trả gốc lãi đúng hạn. Từ đó sẽ làm cho rủi ro của khoản vay là thấp nhất.
Một số tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV đứng trên quản điểm của tác giả là qui trình thẩm định, thời gian thẩm định, chi phí thẩm định, những sai sót và lỗi trong thẩm định phê duyệt và rõ nét nhất là tỷ nợ nợ xấu trên tổng dư nợ.
1.4.2. Tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng DNNVV
Như đã đề cập ở trên, mỗi cá nhân và mỗi tổ chức tín dụng sẽ có những quan điểm khác nhau về chất lượng thẩm định tín dụng. Dựa trên quan điểm cá nhân, tác giả xây dựng một số tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng.
(1) Tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định
Mỗi NHTM sẽ xây dựng chi tiết một quy trình thẩm định tín dụng của riêng mình dựa trên các tiêu chí về sứ mệnh phát triển, nguồn lực về con người, định hướng kinh doahnh quy mô,...Ngoài việc chấp hành và tuân thủ các quy định về thẩm định chung do Ngân hàng nhà nước, Chính phủ đặt ra thì quy trình riêng phải chi tiết, cụ thể từng nội dung công việc, phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các phòng ban liên quan. Quy trình thẩm định đầy đủ, khoa học và kiện toàn thì thời gian thẩm định rút gọn và chi phí thẩm định sẽ giảm xuống, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
Để đánh giá một quy trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV, ta trả lời một số câu hỏi sau:
DNNVV hay chưa? Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo một loạt các doanh nghiệp mọc lên như nấm, đặc biệt là DNNVV, từ đó kéo theo nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các cán bộ thẩm định ngân hàng phải linh hoạt, thông thạo, có kỹ năng thẩm định để vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Do đó, các NHTM cần xây dựng quy trình, quy định về thẩm định tín dụng một cách chi tiết để các cán bộ thẩm định tín dụng có thể vận dụng và thống nhất khi vận hành.
- Quy trình thẩm định có được xây dựng đầy đủ và chi tiết các bước hay không? Nội dung trong quy trình thẩm định tín dụng có rõ ràng, mạch lạc cụ thể và đầy đủ các tiêu chí đánh giá để các bộ phận liên quan áp dụng hay không? Trong nội dung có phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân và phòng ban liên quan hay không? Bởi khi đã được chỉ định rõ quyền và nghĩa vụ, các cá nhân tham gia quy trình sẽ càng nâng cao trách nhiệm trong công việc, từ đó tăng chất lượng thẩm định tín dụng.
- Các phương pháp đánh giá trong quy trình có logic, khoa học không? Việc áp dụng các phương pháp đánh giá này có dễ dàng hay gặp khó khăn vướng mắc gì không?
- Có sự chồng chéo quyền hạn và nhiệm vụ giữa các cá nhân, phòng ban liên quan hay không?. Sự chồng chéo và cồng kềnh trong bộ máy thẩm định sẽ kéo dài thời gian thẩm định khoản vay. Nếu không có sự phù hợp, phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cá nhân, phòng ban liên quan tới việc thẩm định và ra quyết định cho vay cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thẩm định làm giảm sút chất lượng thẩm định. Lãng phí nguồn nhân lực, gia tăng các chi phí không cần thiết trong quá trình thẩm định.
Vì vậy, nếu ngân hàng có các hướng dẫn chi tiết, qui định cụ thể được thể hiện bằng các qui trình, qui chế sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có cơ sở, căn cứ để đưa ngay ra những nhận định sơ bộ đầu tiên là chấp thuận thẩm định tiếp hay từ chối luôn khi nhận hồ sơ của khách hàng. Ví dụ như ngân hàng lập một danh sách qui định rõ các kiều kiện loại ngay hay một văn bản hướng dẫn cách thức thẩm định
33
đối với từng đối tượng khách hàng. Như vậy sẽ giúp cán bộ thẩm định giảm thiểu được thời gian thẩm định cũng như sàng lọc được những hồ sơ vay vốn không đáp ứng được các qui định của ngân hàng.
Ngược lại nếu các qui trình, qui chế của ngân hàng chỉ qui định một cách chung chung các vấn đề liên quan sẽ dẫn tới việc tranh luận khi đưa ra nhận định về hồ sơ vay vốn của khách hàng, làm mất thời gian thẩm định hồ sơ, ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định
(2) Thời gian thẩm định tín dụng
Thời gian thẩm định tín dụng có thể được coi như một tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định. Không thể kết luận rằng thời gian thẩm định càng dài thì chất lượng thẩm định càng tốt và ngược lại nếu rút gọn quá nhiều thời gian cũng không đủ để có những phân tích, nhận định đúng đắn và từ đó làm cơ sở cho vay. Với mỗi hồ sơ vay vốn nhất định sẽ được ngân hàng đưa ra một khoảng thời gian thẩm định phù hợp nhằm đảm bảo không kéo dài thời gian thẩm định lãng phí nguồn lực của ngân hàng cũng như làm cho khách hàng phải chờ đợi thậm chí kết quả cuối cùng lại không như mong đợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
Về phía Ngân hàng, thời gian của khâu thẩm định cũng không được quá dài, vì các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt, nếu chậm trễ trong khâu thẩm định sẽ có thể khiến cho họ mất cơ hội kiếm lời từ việc cho vay, đánh mất khách hàng tiềm năng, giảm lợi nhuận. về phía người đi vay, họ là người cần vốn và đã mất công chuẩn bị và thu thập các hồ sơ gửi đến Ngân hàng, nên họ luôn mong muốn nhận được phản hồi sớm để có thể có những phương án huy động và kinh doanh hợp lý.
Tuy nhiên, thời gian thẩm định mà quá ngắn cũng không hẳn tốt, vì khi yêu cầu thời gian quá ngắn, các cán bộ thẩm định tín dụng sẽ không đủ thời gian để đưa ra những nhận định chính xác, không đánh giá đầy đủ và kỹ lường về năng lực , khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó đem lại những rủi ro tiềm ẩn khi quyết định đồng ý cho khách hàng vay vốn.
thẩm định ngắn nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo để cán bộ thẩm định có thể thẩm định các vấn đề của hồ sơ vay vốn kĩ càng, tránh thẩm định sơ sài và đưa ra những nhận định vội vàng, thiếu thuyết phục hoặc không đủ cơ sở chứng minh
(3) Chi phí thẩm định tín dụng
Chi phí thẩm định được xem xét dưới góc độ khách hàng hay ngân hàng phải chi trả cho quá trình thẩm định tín dụng được thực hiện.
Đối với ngân hàng, các chi phí liên quan phục vụ quá trình này như: Chi phí cán bộ nhân viên, chi phí cho đầu tư hệ thống phần mềm, chi phí vận hành, chi phí thu thập và tìm kiếm thông tin,...
Đối với khách hàng, các chi phí liên quan đến thu thập các chứng từ theo yêu cầu, phí giao dịch, chi phí định giá,.
Các chi phí này cao có thể thấy một lượng tiền lớn được dùng để vận hành và chi trả cho công tác thẩm định, khi có nguồn ngân quỹ lớn có thể sẽ thuê được đông đảo nhân viên có trình độ cao ở bộ phận này đáp ứng kịp thời được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đầy đủ kinh phí để sử dụng các hệ thống phần mềm hiện đại phục vụ công tác thẩm định tín dụng hiệu quả, điều đó sẽ nâng cao chất lượng thẩm định. Tuy nhiên, nếu chi phí ở khâu này quá cao có thể sẽ gây lãng phí cho ngân hàng hoặc làm đẩy các chi phí/ lãi suất mà khách hàng phải chịu lên cao, khách hàng có sự so sánh và cảm thấy không hài lòng và không sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng nữa. Vì vậy các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng về mức chi phí thẩm định hợp lý, vừa đảm bảo quy trình thẩm định tín dụng được thực hiện đầy đủ, kỹ càng nhưng nhanh chóng mà hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí, vừa giải quyết bài toán chi phí - lợi nhuận cho chính ngân hàng để giữ chân khách hàng.
(4) Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
“Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc hoặc lãi của khoản vay bị quá hạn, người đi vay không thể trả cả gốc, lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng”.
“Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ được phân thành 5 nhóm theo các tiêu chí cụ thể, nợ quá hạn là các khoản nợ từ nhóm 2 trở đi và nợ xấu bao gồm các
35
khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức:
_____ Số dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = —,---— X 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ dư nợ quá hạn là tỷ lệ những khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng, hay nói cách khác tỷ lệ này cho biết khả năng thu hồi gốc và lãi của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng đang suy giảm và ngân hàng cần có các biện pháp kiểm tra, giám sát các khoản vay của mình thật chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng”.
Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng chưa tốt và ngược lại nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp cho thấy chất lượng thẩm định tốt. Mặc dù khả năng thu gốc lãi phụ thuộc một phần vào ý muốn trả nợ của khách hàng hoặc do thị trường kinh doanh có diễn biến thuận lợi hay bất lợi nhưng cần phải đặc biệt nhấn mạnh, nếu cán bộ thẩm định có trình độ tốt và thẩm định kĩ càng thì sẽ phát hiện được ra những rủi ro tiềm ẩn của hồ sơ vay vốn. Nợ quá hạn được so sánh với tổng dư nợ cho vay của chính ngân hàng hoặc so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM cùng quy mô trong ngành.
Tương tự với tỷ lệ nợ quá hạn, “tỷ lệ nợ xấu cho biết có bao nhiêu đồng nợ xấu trên một đồng tổng dư nợ.
_ „ .. ,, Số dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = J A , “ ---X 100 Tong dư nợ
Nợ xấu có khả năng thu hồi vốn thấp, gây rủi ro và thiệt hại lớn cho ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng thấp, quá trình xem xét hồ sơ vay vốn chưa đánh giá đúng năng lực khách hàng dẫn đến khoản vay bị nợ xấu.
(5) Những sai sót trong khâu thẩm định tín dụng
Khi quá trình thẩm định tín dụng xảy ra những sai sót có thể cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Ví dụ, khi phê duyệt tín dụng bị sai (tên khách hàng, số tiền cấp tín dụng, hay mục đích sử dụng vốn, hoặc đơn giản là sai lỗi chính tả trong phê duyệt) sẽ khiến khâu soạn thảo hồ sơ chậm trễ, từ đó ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của khách hàng. Ngược lại, khi thẩm định tín dụng được kiểm duyệt kỹ càng
cẩn thận, ít mắc các lỗi không đáng có thì các khâu vận hành sau đó sẽ trơn tru, thời gian thẩm định sẽ giảm xuống, chất luợng thẩm định từ đó đuợc nâng cao.
Khâu thẩm định tín dụng là khâu xem xét, đánh giá và đua ra quyết định có cho vay đối với khách hàng hay không. Vì vậy, việc thẩm định phải thật cẩn thận, đòi hỏi phân tích kỹ luỡng và đánh giá đúng về khách hàng. Nếu các cán bộ thẩm định mắc sai sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, phân tích qua loa, không đánh giá chính xác tình hình tài chính, năng lực pháp lý hay khả năng của khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng kinh doanh thất bại không đủ khả năng trả nợ, khách hàng dấu diếm và lừa đảo ngân Iiang,... Tất cả những sai sót đó làm giảm sút chất luợng thẩm định tín dụng đồng thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là gây thất thoát, thiệt hại cho Ngân hàng.
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng DNNVV
❖Nhân tố từ nội tại Ngân hàng
V Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định
Chất luợng thẩm định tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định.
Trình độ chuyên môn ở đây bao gồm hai vấn đề là kiến thức nghiệp vụ thẩm định tín dụng của cán bộ thẩm định và kinh nghiệm thẩm định tích lũy trong quá trình
tác nghiệp. Nếu trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định đủ điều kiện để đáp ứng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng sẽ đua ra đuợc những nhận định và kết luận chính xác, giúp ngân hàng có quyết định cho vay đúng đối tuợng khách hàng và phù hợp với các qui định của pháp luật cũng nhu của chính nội tại ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng có đội ngũ cán bộ thẩm định với trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp
ngân hàng sàng lọc đuợc những hồ sơ vay tốt, đảm bảo khả năng thu hồi nợ, đảm bảo
hoạt động cho vay của ngân hàng hiệu quả. Kinh nghiệm thẩm định cũng tác động rất
lớn tới chất luợng thẩm định vì chắc chắn một điều rằng: một cán bộ với nhiều năm thẩm định sẽ có những kinh nghiệm xử lý tình huống hoặc có những cảm nhận cảm tính rất nhạy bén đối với hồ sơ vay, từ đó có thể đua ra đuợc những nhận định chính xác về khách hàng để có quyết định chính xác khi chấp thuận cho vay.
37
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định tín dụng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định tín dụng. Neu cán bộ thẩm định có tư cách đạo đức nghề nghiệp không tốt như nhận tiền đưa tay của khách hàng để hồ sơ vay được duyệt vay, cấu kết với các cán bộ khác trong ngân hàng để làm giả hồ sơ, đưa thông tin thẩm định về hồ sơ vay một cách sai lệch...sẽ tác động trực tiếp tới quyết định tín dụng là không chính xác.
Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ thẩm định tín dụng giỏi về chuyên môn, nắm vững kiến thức nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ làm tăng chất lượng công tác thẩm định giúp hoạt động cho vay của ngân hàng an toàn hơn và hiệu quả hơn. Ngược lại nếu đội ngũ cán bộ thẩm định yếu kém về cả chuyên môn và đạo đức sẽ dẫn tới chất lượng thẩm định tín dụng yếu kém và đưa tới những quyết định cho vay không chính xác.
S Sự tuân thủ quy trình, qui chế cho vay của ngân hàng
Sự tuân thủ quy trình thẩm định được thể hiện ở chỗ, cán bộ thẩm định tín dụng có thẩm định món vay theo quy trình thẩm định mà ngân hàng đã quy định hay không? Có đầy đủ các nội dung và các bước hay không? Nếu cán bộ thẩm định xử lý hồ sơ vay đúng quy trình và các quy định của ngân hàng sẽ giúp cấp lãnh đạo phê duyệt giảm thời gian ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay vì các cấp lãnh