Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 056 chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (Trang 90 - 105)

Thứ nhất, về hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng rất phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của nền kinh tế, trong khi quy định của NHNN còn chưa theo kịp. NHNN cần kịp thời rà soát

để bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy về các nghiệp vụ của hoạt động tín dụng cho thích hợp với xu thế kinh tế. Xây dựng Luật giám sát, Luật bảo hiểm tiền gửi

đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động kiểm soát sau được áp dụng theo đúng quy định;

Thiết lập quy trình pháp lý cho việc can thiệp của chính phủ; Xây dựng một thể chế để can thiệp vào những ngân hàng mất khả nănng thanh toán; Thiết lập một cơ chế tối ưu hóa việc thu hồi các khoản nợ xấu thông qua việc kiểm tra và giám sát các quy trình về phân nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro,..

Thứ hai, đổi mới cơ chế chính sách tín dụng

Cơ chế nên đưa ra khung pháp lý tổng hợp chứ không nên quy định quá chi tiết.

Chính sách tín dụng phải phù hợp với tình hình kinh tế, sự biến động của thị trường trong nước và thế giới.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra giám sát

Đổi mới và cải tiến công tác kiểm tra giám sát đối với các NHTM, kết hợp thanh tra định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các sai sót và đưa ra những biện pháp phòng ngừa ngăn chặn phù hợp. Đồng thời sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để giám sát từ xa, vừa giảm thiểu thời gian và chi phí cho công tác thanh tra giám sát vừa đáp ứng nhanh chóng và xử lý kịp thời các vướng mắc, sai phạm.

Thứ tư, hoàn thiện các nội dung trong Trung tâm thông tin tín dụng

Xây dựng và hoàn thiện lại các nội dung hiển thị khi tra cứu thông tin CIC, trường hợp kết quả CIC không chính xác phải sửa đổi kịp thời.

+ Yêu cầu các NHTM cập nhật tình trạng nợ một cách thường xuyên và thống nhất kỳ báo cáo.

+ Có quy định rõ ràng về việc kỷ luật và khen thưởng đối với các NHTM: Kỷ luật với NHTM trả phí để thay đổi, sửa chữa thông tin nhằm báo cáo sai lệch tình trạng trả nợ của khách hàng. Khen thưởng đối với các NHTM thực hiện đầy đủ các yêu cầu của NHNN, cung cấp thông tin chi tiết.các thông tin về lịch sử tín dụng của doanh nghiệp.

84

+ Bổ sung nội dung hiển thị CIC: thêm tổng hạn mức cấp của từng Ngân hàng, các LD (khoản vay) đuợc gắn liền với từng loại TSĐB nào, ngoài ra bổ sung thêm các thông tin định tính nhu trong quá trình vay vốn khách hàng có thuờng xuyên chậm trả gốc lãi không, nếu có thì số lần chậm trả là bao nhiêu (vì chậm trả duới 10 ngày) không hiện lên CIC.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng nói chung cũng như đối với VPBank. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả và an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV. Do một số nguyên nhân nhất định mà chất lượng thẩm đinh tín dụng cho vay đối với DNNVV tại VPBank còn chưa đạt yêu cầu như đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có tuổi đời và tuổi nghề trẻ, chưa nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định, nội dung thẩm định còn sơ sài, chưa chi tiết.. .Vì vậy để có thể nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt tín dụng cho vay góp phần làm cho hoạt động tín dụng cho vay an toàn và hiệu quả và hoạt động kinh doanh của VPBank ngày càng phát triển cần phải hạn chế khắc phục các nguyên nhân làm cho chất lượng thẩm định tín dụng suy giảm. Hay nói cách khác là phải triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng , đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để làm được điều đó VPBank cần phải có cơ chế, chính sách tín dụng phù hợp và linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội.

Đề tài đã tổng hợp lại lý luận chung về thẩm định tín dụng trong NHTM, tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank và đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ cũng như NHNN để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng. Tác giải hy vọng những giải pháp đề tài đã đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV tại VPBank.

86

PHỤ LỤC 01

VPBank đã xây dựng một qui trình thẩm định tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chung cho toàn bộ các đơn vị kinh doanh trong hệ thống và được khái quát theo sơ đồ dưới đây:

Qui trình thẩm định tín dụng đối với DNNVV tại VPBank

Nguồn: Tác giả

Các bước trong qui trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng DNNVV được thể hiện cụ thể ở các nội dung dưới đây:

❖Bước 1: Phân bổ hồ sơ trên hệ thống

88

nhiên tới cán bộ thẩm định. Trên màn hình của từng CO (Chuyên viên thẩm định) sẽ thông báo có mã hồ sơ.

Tại màn hình phân bổ hồ sơ có 3 trường: Kiểm tra CIC, Kiểm tra danh sách đen và danh sách nghi ngờ khác và Kiểm tra chính sách loại ngay

Màn hình kiểm tra CIC: cán bộ thẩm định có thể xem xét các thông tin CIC của khách hàng, thành viên liên quan (chủ TSĐB, thành viên góp vốn chính, công ty liên quan,..).

Kiểm tra danh sách đen và danh sách nghi ngờ: Màn hình này sẽ hiển thị kết quả khách hàng có thuộc các danh sách cần chú ý tại VPBank không (danh sách đen, Danh sách chịu kiểm soát đặc biệt, Danh sách cấu trúc nợ,..).

Kiểm tra chính sách loại ngay: Theo quy định của VPBank, có 3 trường hợp loại ngay:

Loại ngay 1: Khách hàng có nợ nhóm 2 trong 1 năm gần nhất Loại ngay 2: Khách hàng đang có nợ cần chú ý

Loại ngay 3: Khách hàng có nợ xấu trong một năm gần nhất

Trường hợp khách hàng vi phạm điều kiện loại ngay, CO có thể được quyền từ

chối ngay hồ sơ của khách hàng. Nếu hồ sơ bị vi phạm điều kiện loại ngay nhưng đã được phê duyệt phủ quyết, hồ sơ sẽ tiếp tục được chuyển tới bước tiếp theo.

Bước 2: Kiểm tra tính trùng lặp

Sau khi hoàn thành bước 1, màn hình sẽ hiển thị 04 bước độc lập và song song. Đó là các bước: Kiểm tra hồ sơ, Kiểm tra trùng lặp, Kiểm tra phương án cấp tín dụng, Chấm điểm khách hàng.

Vì 04 bước song song nên CO có thể thực hiện bước nào trước cũng được, tuy nhiên thông thường các CO sẽ thực hiện bước kiểm tra tính trùng lặp.

Màn hình kiểm tra trùng lặp sẽ giúp CO kiểm tra kết quả trùng lặp trên hệ thống.

Từ đó có thể biết Khách hàng đã từng bao nhiêu lần trình hồ sơ tại VPBank trong quá khứ, các mã hồ sơ cũ cụ thể, Khách hàng hiện tại có đang nộp cùng lúc nhiều phương án vay tới ngân hàng hay không..

CO tham chiếu kết quả trùng lặp và quy định của VPBank để ra quyết định từ chối hồ sơ hoặc chuyển hồ sơ sang buớc kế tiếp để xử lý.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

CO (CBTĐ) có trách nhiệm tải hồ sơ và kiểm tra hồ sơ của khách hàng. Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm:

- Hồ sơ pháp lý.

- Hồ sơ liên quan tới phuơng án kinh doanh, mục đích vay vốn. - Hồ sơ tài chính.

- Hồ sơ về tài sản bảo đảm.

Kiểm tra hồ sơ: cán bộ thẩm định kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của hồ sơ vay vốn, còn đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm thông qua bản cam kết hồ sơ (đảm bảo tính chân thực, chính xác). Nếu phát sinh những dấu hiệu nghi ngờ phải điều tra xác minh, nếu đúng là hồ sơ giả mạo thì trả lại khách hàng, báo cáo lãnh đạo phòng và ngừng việc xem xét cho vay hoặc đua lên bộ phận chuyên trách để điều tra làm rõ gian lận. Để hỗ trợ cho quá trình thẩm định tính chân thực của hồ sơ, cán bộ thẩm định cần kiểm tra thông tin CIC và thu thập các nguồn thông tin khác.

Trong truờng hợp khách hàng không thỏa mãn các điều kiện theo quy định của VPBank, Ngân hàng cần có thông báo chính thức tránh truờng hợp khách hàng không hiểu lý do ngân hàng không cho vay dẫn tới hiểu nhầm gây ấn tuợng không tốt và tránh mất thời gian cho khách hàng.

Cụ thể trong buớc 3 cần thẩm định các nội dung của hồ sơ vay vốn sau:

(*) Thẩm định hồ sơ pháp lý

Xác định tình hình hoạt động, ngành nghề và giấy phép kinh doanh, vốn góp, thay đổi ĐKKD trong 03 năm gần nhất:

• Xác định tình trạng hoạt động: thông qua việc tra cứu thông tin trên Tổng cục thuế

• Xác định ngành nghề hoạt động của khách hàng là ngành nghề thông

thuờng hay ngành kinh doanh có điều kiện (nếu có thì yêu cầu các chứng từ liên quan), mục đích cho vay của Khách hàng so với phạm vi ngành nghề, mục đích theo

90

quy định của sản phẩm, dựa vào: Thông tin khách hàng hoặc ĐVKD khai báo trên đề nghị vay vốn; Thông tin trên các hợp đống/hôa đơn/tờ khai hải quan (nếu có)/tài liệu khác (nếu có) xuất trình trong hố sơ; Báo cáo thẩm định thực địa (nếu có); Thông tin tra cứu trên trang website https://dangkykinhdoanh.gov

• Kiểm tra địa chỉ kinh doanh/trụ sở trên ĐKKD, đề nghị vay vốn của KH, thông tin nhập liệu trên hệ thống CLOS so với địa điểm hoạt động thực tế (theo hình ảnh ĐVKD cung cấp hoặc theo thông tin thực địa) và thông tin trên cổng thông tin quốc gia. Nếu có sự khác biệt giữa các nguốn thông tin, yêu cầu khách hàng cập nhật địa điểm hoạt động thực tế, đống thời cập nhật thông tin này trên hệ thống.

• Nếu thay đổi thành viên góp vốn, cần kiểm tra kỹ để tránh các trường hợp “thay áo”hoặc vay ké, vay hộ. Một số dấu hiệu nhận biết: thành viên đã từng/đang có quá hạn tại các TCTD, tài sản đảm bảo sẽ/đang bảo đảm cho khoản vay là của chính thành viên này.

(*) Thẩm định năng lực tài chính

Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh

Cán bộ thẩm định phân tích và xác định năng lực kinh doanh của khách hàng thông qua các khía cạnh về số lượng phân phối sản phẩm, mức độ cạnh tranh trên thị trường, phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng, công nghệ và trang thiết bị áp dụng trong quá trình kinh doanh,..

Thẩm định tình hình tài chính

Khi phân tích tình hình và các số liệu tài chính, VPBank có sẵn một bảng tính excel chỉ cần nhập số liệu tài chính của khách hàng từ báo cáo tài chính sẽ hiện ra

các chỉ

số tài chính cần thiết đã được thiết lập sẵn công thức để cho ra kết quả. Các chỉ số tài chính mà VPBank quan tâm và phân tích đối với khách hàng doanh nghiệp:

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

“Khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh = (tài sản lưu động - hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán tức thời = tiền mặt/nợ ngắn hạn

Vốn lưu động ròng = (vốn chủ sở hữu + nợ trung, dài hạn) - tài sản cố định

- Doanh thu:

Cán bộ thẩm định của VPBank xem xét và phân tích doanh thu trên báo cáo tài chính có hợp lý hay không, nguồn doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh lĩnh vực chính hay có cả các khoản thu nhập khác. Doanh thu tăng đều hay bị giảm sút, hoặc tăng truởng đột biến cần tìm hiểu nguyên nhân. Đánh giá doanh thu qua các thời kỳ tài chính để so sánh vì điều này là quan trọng đối với các công ty có tính chất sản xuất kinh doanh mùa vụ.

Kiểm tra tờ khai thuế của 12 tháng gần nhất đảm bảo: Số thuế đuợc khấu trừ/phải nộp chuyển tiếp từ tờ khai kỳ này sang kỳ tiếp theo có khớp nhau

So sánh số liệu tổng doanh thu trên tờ khai thuế 12 tháng của năm tài chính với BCTC tuơng ứng, xem phần doanh thu hạch toán thuế và doanh thu nội bộ có sự chênh lệch đáng kể không, việc chênh lệch đến từ lý do nào. Nếu vuợt quá 150% doanh thu trên tờ khai thuế, yêu cầu giải trình và có chứng từ chứng minh.

- Hiệu quả:

“Hiệu suất sử dụng tài sản = tổng doanh thu/tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = tổng doanh thu/nguyên giá tài sản cố định ”

- Lợi nhuận:

“Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = lợi nhuận ròng/tổng doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu = lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu ”

- Mức độ độc lập về tài chính:

“Tỷ suất tự tài trợ = vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn”

- Các khoản nợ ngân hàng:

Kiểm tra thông tin về các khoản vay tại các Ngân hàng khác thông qua việc tra cứu CIC, hoặc kiểm tra sao kê tài khoản.

Kiểm tra các bút toán thu nợ của khách hàng xem lịch trả nợ của khách hàng và xem khách hàng có thuờng xuyên bị quá hạn không (bút toán PDLD).

Khi xem xét tình trạng nợ hiện tại kèm theo du nợ tại VPBank và các tổ chức khác, ta có thể đánh giá phần nào ý thức trả nợ của Khách hàng đối với Ngân hàng. Đồng thời tính toán cân đối đuợc nguồn trả nợ đảm bảo khả năng thanh toán gốc lãi

92

khi đáo hạn. Ngoài ra, cán bộ thẩm định sẽ chú ý nhiều tới các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ xấu và tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân.

- Các khoản phài thu, hàng tồn kho, khoản phải trả và các vòng quay tương ứng:

Cán bộ thẩm định cần xem xét và tính toán các khoản mục này có biến động tăng hay giảm, ví dụ như hàng tồn kho tăng mạnh là do khách hàng dự trữ lượng sản phẩm lớn phục vụ cho hợp đồng nào đã ký kết hay do chất lượng sản phẩm kém, lỗi bị tồn đọng. Vòng quay HTK ở mức bao nhiêu, vòng quay này có phù hợp với tốc độ quay vòng trung bình của ngành nghề tương tự không?

Đối với khoản phải thu và khoản phải trả sẽ đánh giá khách hàng chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng, từ đó đánh giá được phương thức bán hàng của khách hàng, đồng thời cũng tính toán nguồn vốn tài trợ tương ứng.

- Vòng quay vốn lưu động:

“Vòng quay Vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này sẽ đánh giá được chu kỳ kinh doanh của khách hàng, mỗi doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh khác nhau, thông thường các doanh nghiệp chuyên làm về thương mại hoặc cung cấp dịch vụ thì vòng quay sẽ nhanh hơn (< 3 tháng), đối với các doanh nghiệp sản xuất vòng quay vốn khoảng sáu tới chin tháng, doanh nghiệp xây dựng có thể kéo dài từ chin tới mười hai tháng.

Từ số liệu này, nếu cho vay ta có thể dự đoán khoảng bao nhiêu lâu khách hàng có nguồn vốn để trả nợ ngân hàng. Từ đó, tính toán và thiết kế thời gian cho vay hợp lý.

(*) Thẩm định nguồn trả nợ.

Nguồn trả nợ của DNNVV đến từ chính hoạt động kinh doanh của khách hàng, vì vậy tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đều tác động tới nguồn trả nợ của khách hàng, vì vậy cán bộ thẩm định cần đánh giá các vấn đề liên quan như: số lượng sản phẩm, chất lượng mẫu mã, thời gian tiêu thụ hàng hóa, thời gian thu tiền hàng, phương thức bán hàng, các chi phì phải trả,..

(*) Thẩm định tài sản bảo đảm

hồ sơ yêu cầu định giá tài sản bảo đảm của các PGD hoặc các CN, các đơn vị kinh

Một phần của tài liệu 056 chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w