Nâng cao chất lượng cán bộ thẩmđịnh

Một phần của tài liệu 056 chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (Trang 85 - 89)

Một trong những tiêu chí để đánh giá cũng như là nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tín dụng đó là con người hay cụ thể hơn chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng. VPBank đang trong quá trình tái cơ cấu để hướng tới một hình ảnh ngân hàng năng động, hiện đại và chuyên nghiệp. Quá trình đổi mới đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo nắm vững kiến thức nghiệp vụ cũng như trang bị những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc thẩm định tín dụng.

Quyết định cho vay hay từ chối cho vay phụ thuộc vào quan điểm của mỗi cán bộ làm công tác thẩm định. Do vậy để có những quyết định cho vay phù hợp và đúng đắn, đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định và chuyên gia phê duyệt tín dụng của VPBank phải nắm vững kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Bên cạnh đó phải trang bị kiến thức xã hội, các kĩ năng như

78

giao tiếp, đàm phán, các kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề hiệu quả, kĩ năng trình bày vấn đề để bảo vệ quan điểm thẩm định đưa ra hay khi trình bày trên văn bản báo cáo thẩm định.

về công tác tuyển dụng

V Yêu cầu về kinh nghiệm

Việc tuyển dụng đối với vị trí thẩm định tín dụng cần phải yêu cầu người có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm trải nghiệm công việc liên quan tới tín dụng để có những kinh nghiệm hay kĩ năng cơ bản nhất trong quá trình giải quyết các vấn đề, nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn. Đồng thời tránh trường hợp phải đào tạo lại từ đầu, lãng phí thêm nhân lực và chi phí của VPBank đồng thời hiệu quả công việc không như mong đợi.

V Yêu cầu trình độ học vấn

Tín dụng là một mảng kiến thức lớn và phức tạp, trong đó lại bao gồm nhiều nội dung khác nhau liên quan tới kế toán, tài chính, ngân hàng và kiến thức kinh tế vi mô, vĩ mô. VPBank cần đưa ra yêu cầu về trình độ học vấn của cán bộ thẩm định từ Đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc các chuyên ngành kinh tế liên quan để mỗi cán bộ thẩm định, trước khi vào làm việc chính thức tại VPBank đã có những kiến thức căn bản về hoạt động của NHTM, về hoạt động tín dụng, nắm được cách thức, qui trình tổng quát về thẩm định một hồ sơ vay vốn như thế nào.

Cán bộ thẩm định phải tính toán và phân tích được các chỉ tiêu tài chính, có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin, đánh giá một cách linh hoạt và nhạy bén.

V Yêu cầu về tư cách đạo đức

Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngoài những rủi ro khách quan không thể lường trước được thì phần lớn là con người mà đặc biệt là các cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm định - đó là những hành vi gian lận, suy thoái phẩm chất đạo đức. Do đó VPBank cần phải có sự tuyển chọn và thẩm tra kĩ càng hồ sơ lý lịch của cán bộ thẩm định ngay từ ban đầu nhằm loại bỏ tối đa các trường hợp cán bộ có tư cách đạo đức yếu kém.

❖về công tác đào tạo V Đào tạo nội bộ

Đẩy mạnh công tác đào tạo các nghiệp vụ liên quan tới tín dụng như tổ chức các khóa học về thẩm định hồ sơ vay, thẩm định tài sản bảo đảm, đánh giá tình hình tài chính, pháp luật....các khóa học về kĩ năng đàm phán và khai thác thông tin.. .cho cán bộ thẩm định. Tuy nhiên không nên đào tạo theo kiểu hình thức một, hai buổi. Vì với thời gian đào tạo một, hai buổi, các giáo viên thường chỉ có đủ thời gian cung cấp các kiến thức cơ bản, trong khi các kiến thức này cán bộ thẩm định đã được trang bị ở trường Đại học hoặc trong quá trình làm việc đã tích lũy được. Do vậy, cần phải tổ chức các khóa học chuyên sâu hoặc hướng dẫn thẩm định hồ sơ vay theo từng mảng nội dung thẩm định để nắm vững hơn kiến thức nghiệp vụ. Ngoài ra, cần xây dựng phòng hoặc mô hình ngân hàng thực hành tại trung tâm đào tạo của VPBank để cán bộ thẩm định sau khi được trang bị các kiến thức lý thuyết, sẽ được áp dụng luôn bằng các bài thực hành tình huống mô phỏng thực tế xảy ra khi xem xét, kiểm tra chứng từ vay. Điều đó sẽ giúp cán bộ thẩm định vừa có kiến thức lý thuyết chuyên sâu, vừa được vận dụng vào thực tế công việc, nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ.

V Đào tạo bên ngoài

VPBank cần khuyến khích các cán bộ thẩm định tham gia đào tạo các khóa học phục vụ công tác thẩm định tín dụng từ các đơn vị bên ngoài như các khóa học của NHNN, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam hay các đơn vị giáo dục uy tín tổ chức, vì đây là những khóa học có chất lượng cao. Khi cán bộ thẩm định tham gia các khóa học bên ngoài, sẽ làm tờ trình gửi lãnh đạo đơn vị đồng ý và VPBank sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí khóa học.

V Tự đào tạo

Mỗi cán bộ thẩm định cũng cần phải ý thức được việc trau dồi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho chính bản thân để hỗ trợ cho quá trình giải quyết công việc và thẩm định hồ sơ vay vốn bằng cách: học hỏi với tinh thần cầu thị các cán bộ thẩm định đã công tác nhiều năm, họ là những người có kinh nghiệm và nắm vững

80

các qui trình, quy chế cho vay của VPBank hoặc biết cách xử lý các tình huống phức tạp khi nhận định để cho vay; tự bản thân tìm hiểu, bổ sung kiến thức thông qua sách vở, các phuơng tiện thông tin đại chúng nhu Internet để có thể tích lũy nhiều kiến thức bổ ích hỗ trợ đắc lực trong quá trình công tác tại vị trí cán bộ thẩm định của VPBank cũng nhu sự nghiệp sau này; lãnh đạo cấp trên nói chuyện, chia sẻ cho các cán bộ thẩm định thông qua các buổi trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao trình độ của cán bộ và đạt hiệu quả tốt trong công tác thẩm định.

Các buổi đào tạo phải liên tục và có trọng tâm hỗ trợ trực tiếp cho công việc thẩm định tín dụng của cán bộ. Tránh tình trạng đào tạo hình thức và tràn lan gây lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.

V về chế độ luơng và phúc lợi

VPBank cần đua ra chính sách về luơng thuởng cạnh tranh, để có thể thu hút nhân tài. Mức luơng chi trả cho mỗi cán bộ thẩm định dựa vào một số chỉ tiêu nhu trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, vị trí cũ,..., không nên cào bằng mức luơng vì nhu vậy sẽ gây ra sự không hài lòng trong nội bộ các cán bộ thẩm định và cho phép bên ngân hàng và cán bộ trúng tuyển đuợc đàm phán thống nhất mức luơng. Nếu không có mức luơng cạnh tranh thì cán bộ thẩm định sẽ không gắn bố lâu dài với VPBank và sẽ có sự chuyển dịch lao động: sau khi đã làm việc cho VPBank một thời gian, cán bộ thẩm định tích lũy đủ kinh nghiệm để ứng tuyển vào các vị trí hoặc nơi có mức luơng cao hơn. Nhu vậy VPBank sẽ thiếu những cán bộ cốt cán và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

VPBank cần gia tăng phúc lợi cho cán bộ thẩm định bởi vị trí này có độ rủi ro cao và áp lực công việc lớn. Việc gia tăng phúc lợi đuợc thể hiện cụ thể là các khoản phụ cấp nhu tiền xăng, tiền ăn ca, tiền điện thoại.các dịch vụ bảo hiểm, vui chơi giải trí, chế độ thuởng theo hiệu quả làm việc của từng cá nhân. Các chế độ phúc lợi này phải cạnh tranh với mặt bằng trung của các ngân hàng khác. Nếu chế độ phúc lợi tốt sẽ giúp cán bộ thẩm định an tâm công tác, tận tâm và nâng cao trách nhiệm, từ đó sẽ gắn bó lâu dài với VPBank.

Tổ chức kiểm tra kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thẩm định theo định kỳ hàng năm. Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng DNNVV kết hợp miền bắc và miền Nam cũng nên tổ chức buổi thi kiến thức nội bộ hàng tháng để có thể củng cố kiến thức các sản phẩm hay các nội dung quy trình thẩm định hay vướng mắc.

Điều này đặt ra cho cán bộ thẩm định phải luôn luôn học hỏi và tiếp thu các kiến thức, tránh tình trạng bị quên hoặc khi cần mới tra cứu và tìm hiểu. Ngoài ra VPBank cần tổ chức cuộc thi cán bộ thẩm định giỏi để các cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống của VPBank có thể tham gia tranh tài nhằm trao đổi kinh nghiệm và kiến thức. Như vậy, bên cạnh công việc hàng ngày, cán bộ thẩm định luôn nắm vững được các kiến thức chuyên môn đồng thời trau dồi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngày càng tốt lên.

Một phần của tài liệu 056 chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w