KHDNVVV tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đến năm 2021.
Trong giai đoạn sắp tới, VPBank vẫn định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hướng tới KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), VPBank đang dần triển khai mô hình thẩm định luồng M áp dụng riêng cho doanh nghiệp nhỏ - các doanh nghiệp không thỏa mãn các điều kiện sản phẩm theo luồng vay thông thường. Chiến lược của VPBank khá rõ ràng là tiếp tục nhanh chóng đẩy mạnh quy mô hoạt động để chiếm lĩnh thị phần và vươn lên vị trí dẫn đầu trong những phân khúc mang lại lợi nhuận cao và tiềm ẩn rủi ro, đồng thời xây dựng khung quản trị rủi ro tiêu chuẩn để kiểm soát nợ xấu.
Mặc dù trong mảng bán lẻ hiện nay, VPBank vẫn là ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về thị phần và kinh nghiệm hoạt động. Tuy nhiên với đặc thù là một thị trường được đánh giá là sơ khai, còn nhiều tiềm năng phát triển và khai thác, trong thời gian sắp tới hai lĩnh vực cốt lõi của VPBank là cho vay tiêu dùng và cho vay SMEs có thể sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn, có quy mô vốn tương đương, trường vốn và chất lượng tài sản cao. Các đối thủ này có thể sẽ đưa ra mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn để nhanh chóng mở rộng thị phần, làm suy giảm lợi thế hiện tại của VPBank . Đồng thời, do mảng vay KHCN có nhiều rủi ro và biến động nên để đảm bảo suy trì khả năng sinh lời ổn định, việc mở rộng để tăng quy mô và số lượng đối với KH DNVVV vẫn sẽ được VPBank chú trọng.
Trong năm 2017, VPBank cũng đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán HOSE và giành được nhiều sự tín nhiệm của các nhà đầu tư. Với nguồn lực về vốn mạnh mẽ và ổn đinh, VPBank sẽ tiếp tục triển khai các chiến lược kinh doanh để giữ vững thị phần, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động.
Bên cạnh tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng DNNVV nói riêng, chất lượng tín dụng DNVVV cũng được VPBank đặc biệt chú trọng, đánh giá là cốt
lõi cho hoạt động bền vững của ngân hàng trong mảng phát triển phân khúc khách hàng này. Trong đó, chất lượng thẩm định tín dụng đóng vai trò quyết định. Hoạt động thẩm định tín dụng tập trung cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng chặt chẽ, tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng tín dụng, đồng thời kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức tối thiểu.