DAĐT hoạt động có hiệu quả hay không là thể hiện chất lượng thẩm định dự án của các cơ quan chức năng cũng như của các TCTD. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của chủ đầu tư cũng như khả năng thu hồi vốn cho vay của TCTD. Chất lượng thẩm định dự án có thể được thể hiện ở nhiều mặt, tuy nhiên có thể đánh giá ở một số khía cạnh sau:
1.2.2.1. Mức độ chính xác, khoa học và đầy đủ của kết quả thẩm định
Chất lượng của hoạt động thẩm định thể hiện trước hết ở kết quả thẩm định. Việc thẩm định đạt chất lượng có nghĩa kết quả thẩm định phải có tính chính xác, khoa học cao. Đó là kết quả của việc tính toán nhu cầu thị trường, công nghệ, phương án nguồn vốn, dòng tiền của dự án, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, mức độ
rủi ro ... và vai trò của các kết quả đó đối với quyết định của TCTD. Những kết quả thẩm định sai, phi khoa học sẽ dẫn đến việc nhà đầu tư, TCTD, cơ quan quản lý ... sẽ có những quyết định sai lầm. Việc không đánh giá đúng về dự án đầu tư sẽ dẫn đến sự tốn kém về thời gian, tiền bạc và nhiều tổn thất khác đối với các đối tượng liên quan. Đối với người cho vay việc đưa ra kết quả không tốt đối với một dự án có hiệu quả, và có thể làm lỡ mất cơ hội tài trợ cho dự án hoặc đánh giá một dự án không tốt là một dự án có hiệu quả sẽ phải đối diện với khả năng mất vốn.
Để đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định, kết quả thẩm định phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tính chính xác: tính chính xác trong kết quả thẩm định thể hiện ở chỗ kết quả thẩm định phải phán ánh trung thực tình trạng của dự án đầu tư cần thẩm định.
Các thông tin của dự án về doanh thu, chi phí ... của dự án phải được đánh giá chính xác dựa trên đánh giá thực tế của chuyên viên thẩm định. Kết quả thẩm định
không bị nhiễu trong quá trình truyền đưa và không được mang màu sắc hay ý
tưởng chủ quan áp đặt của chuyên gia thẩm định
- Tính đầy đủ: Kết quả thẩm định phải phản ánh toàn diện về dự án đầu tư, không được bỏ sót bất kỳ nội dung thẩm định nào. Kết quả thẩm định không
đầy đủ
sẽ dẫn đến những đánh giá, các kết luận phiến diện, thiếu tính thuyết phục ... Kết
quả không đầy đủ còn là nguyên nhân gây ra rủi ro trong tài trợ dự án của bên cho
vay vì không thể đánh giá và dự báo được hết những tình huống xấu xảy ra
đối với
dự án.
- Tính khoa học: Các kết quả thẩm định phải được đưa ra dựa trên những căn cứ xác thực, có nguồn gốc rõ ràng.
công tác thẩm định là khác nhau tuy nhiên việc thẩm định nói chung luôn cần phải đảm bảo tuân thủ đúng những quy trình, quy định của ngành cũng như của pháp luật. Neu chỉ đánh giá, thẩm định dự án dựa trên các chỉ tiêu kinh tế của dự án mà không tuân thủ các quy định của ngành ví dụ các quy định về môi trường, ngành nghề, trình tự thẩm định ... thì những kết quả thẩm định đưa ra không mang tính toàn diện, không đầy đủ.
Công tác thẩm định dự án phải tuân thủ:
- Luật Đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai, các luật thuế ...
- Các văn bản dưới luật như Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các quy định về quản lý kinh tế tài chính do Nhà nước ban hành. Các định mức kinh tế kỹ thuật,
quy hoạch xây dựng vùng và lãnh thổ ... văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể của
các ngành.
- Các văn bản liên quan do địa phương ban hành
1.2.2.3. Đảm bảo yêu cầu của công tác thẩm định về thời gian, chi phí, thủ tục
Yếu tố thời gian, chi phí thẩm định là yêu cầu quan trọng trong việc thực hiện dự án đầu tư. Tùy theo quy mô dự án, tính chất phức tạp của dự án mà thời gian và chi phí thực hiện công tác thẩm định là khác nhau nhưng phải đảm bảo sự đầu tư về thời gian, chi phí phải ở mức hợp lý. Sự hợp lý về thời gian và chi phí quyết định tính kịp thời và tính kinh tế của kết quả thẩm định.
Kết quả thẩm định đưa ra dù có tốt đến đâu nếu đưa ra quá muộn thì cũng coi là không hiệu quả, lãng phí. Nếu một dự án tốt, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư, TCTD mong muốn được tài trợ. Nếu việc thẩm định dự án của TCTD mất nhiều thời gian thì cơ hội tham gia tài trợ cho dự án sẽ không còn.
Để có được kết quả thẩm định chính xác, tối ưu cần thiết phải có những đầu tư về phương tiện, công cụ hỗ trợ cũng như các chi phí trong việc thu thập, xử lý thông tin thẩm định. Tất cả những chi phí này không phải do chủ đầu tư bỏ ra mà do
TCTD và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của TCTD. Không thể đánh giá chất lượng thẩm định DADT cao nếu chi phí thực hiện công tác thẩm định quá lớn đặc biệt lại có nhiều khoản mục chi phí không cần thiết phải đầu tư quá nhiều chi phí.
1.2.2.4. Dự báo và các biện pháp khắc phục những rủi ro có thể xảy ra
với dự án
đầu tư
Các dự án đầu tư được soạn thảo và tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiến quá trình kinh doanh thu lợi nhuận sẽ diễn ra trong tương lai. Mỗi dự án có tuổi đời khác nhau tuy nhiên phần lớn các dự án đầu tư lớn thường có thời gian thu hồi vốn dài có thể lên tới hàng chục năm. Nhiều dự án có hiệu quả nếu xem xét trong thời gian ngắn hạn nhưng lại không có hiệu quả trong dài hạn và ngược lại cũng có nhiều dự án không có hiệu quả trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn lại rất hiệu quả. Vì vậy, để tránh những rủi ro đối với vốn tài trợ cho dự án của TCTD đòi hỏi trong công tác thẩm định dự án cần phải dự báo và đề xuất các biện pháp khắc phục những rủi ro đối với dự án trong tương lai. Việc dự báo tốt về rủi ro dự án cho phép bên cho vay có cái nhìn dài hạn về dự án, xây dựng phương án tài trợ hợp lý để giảm thiểu nguy cơ không thu hồi được vốn đầu tư.
Một số rủi ro cần tính đến trong việc thực hiện công tác thẩm định dự án như:
- Rủi ro loại 1: Đây là loại rủi ro riêng của chính bản thân dự án tức là rủi ro của một tài sản khi nó là tài sản duy nhất của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo
bằng sự biến thiên lợi tức dự kiến của dự án.
- Rủi ro loại 2: Rủi ro này thể hiện ở sự ảnh hưởng của dự án đối với rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo bằng sự tác động của dự án đối với sự biến thiên
thu nhập của doanh nghiệp.
- Rủi ro loại 3 (rủi ro thị trường): Đây là rủi ro của dự án được đánh giá từ quan điểm của nhà đầu tư cổ phiếu. Loại rủi ro này của dự án chính là rủi ro hệ
Phân tích rủi ro dự án có nhiều phương pháp với độ phức tạp và ý nghĩa thực tế khác nhau. Phổ biến và đơn giản nhất là phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào (thường là NPV hoặc IRR) khi các biến đầu vào thay đổi và phân tích tình huống là phương pháp sử dụng toán xác suất . Ở các nước kinh tế phát triển, phân tích rủi ro dự án rất được quan tâm và đã có nhiều phần mềm chuyên dùng để phân tích rủi ro dự án như Risk Master, giúp cho quá trình phân tích rủi ro được chính xác và có hiệu quả hơn.
Xét về tổng thể thì nói chung chất lượng thẩm định dự án thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay theo dự án của TCTD. Nói chung, chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc khá nhiều vào nhân tố cả chủ quan và khách quan.