Như đã trình bày, việc thẩm định DAĐT của mỗi Công ty Tài chính Việt Nam không chỉ tuân thủ những nguyên tắc chung về thẩm định DAĐT mà còn tuân thủ những đặc thù riêng của ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tập đoàn kinh tế của mình. Những kinh nghiệm thẩm định cũng như kết quả thẩm định DAĐT của hai công ty trên tuy có những đặc thù riêng nhưng cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung cho Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy nói riêng mà thiết nghĩ cũng có thể áp dụng cho các Công ty Tài chính Việt Nam nói chung. Đó là:
1.3.3.1. Ban lãnh đạo Công ty cũng như những CBTD của Công ty cần có
bản lĩnh, dũng cảm dám trình bày đầy đủ, khoa học, thuyết phục
những kết
quả thẩm định DAĐT nội ngành với Tập đoàn mà Công ty trực thuộc.
Đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Không ai khác, chính những người lãnh đạo
cũng như những cán bộ tín dụng của Công ty vừa là chuyên gia tài chính - ngân hàng
vừa là người am hiểu kinh tế - kỹ thuật đặc thù của ngành mình. Cho nên ban lãnh đạo
và các cán bộ thẩm định cần đề nghị được tham gia ngay từ khi mới có ý định chủ trương hình thành DAĐT của Tập đoàn cũng như của từng đơn vị thành viên. Nếu để
Tập đoàn tiến hành đầy đủ các thủ tục đầu tư dự án từng khâu: chủ trương đầu tư, thuê
chuyên gia lập DAĐT, giao nhiệm vụ cho Công ty phải thu xếp vốn thì việc thẩm định
DAĐT của Công ty phải tổ chức thực hiện thẩm định dự án được giao một cách khoa
học, đầy đủ, có tờ trình đầy tính thuyết phục về tính khả thi của dự án, hiệu quả của dự
1.3.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm.
Trong mục tiêu chiến lược, các Công ty Tài chính xây dựng trở thành một tổ chức tài chính - ngân hàng mạnh, cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng và tối ưu cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trong Tập đoàn. Các Công ty Tài chính cố gắng đưa ra nhiều sản phẩm đặc trưng của mình trên thị trường Tài chính - tiền tệ như: Đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư...
1.3.3.4. Sự đoàn kết, nhất trí trong ban lãnh đạo, sự ủng hộ của tập thể cán bộ nhân viên và định hướng phát triển đúng đắn của các Tập đoàn
kinh tế.
Các Công ty Tài chính nên luôn luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, đặt trọng tâm vào công tác tuyển dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ. Đội ngũ làm tín dụng nói chung và những người người làm công tác thẩm định dự án nói riềng cần được thường xuyên đào tạo, bổ xung kiến thức và có những chế độ đãi ngộ thích đáng. Những người có bản lĩnh dám bảo vệ, dám trình bày đầy đủ những kết quả thẩm định DAĐT được phân công với cấp trên, được cấp trên xem xét cho dừng dự án không khả thi, không hiệu quả thì công ty cần khen thưởng, biểu dương thích đáng. Mặt khác, công ty nên quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động qua đó khơi dậy sức trẻ, lòng nhiệt tình, bản lĩnh vững vàng ở mỗi cán bộ nhân viên nói chung và nhất là cán bộ thẩm định nói riêng để họ thực sự gắn bó, cống hiến cho công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận chung về DAĐT và chất lượng thẩm định DAĐT tại các TCTD đồng thời chương này cũng đưa ra các nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định DAĐT. Muốn đồng vốn của mình hoạt động hiệu quả và sinh lời thì các TCTD phải nghiên cứu, triển khai các giải pháp phù hợp để có thể xem xét đúng đắn hiệu quả hoạt động của các DAĐT. Dù nguồn tài liệu còn hạn chế, tác giả đã cố gắng tìm hiểu kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư của hai Công ty Tài chính trên và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẲM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ