chính ở
Việt Nam và những bài học kinh nghiệm.
Các Công ty Tài chính Việt Nam xuất hiện từ nửa cuối những năm 1990, trên cơ sở sự ra đời của các Tổng công ty Nhà nước. Các Công ty Tài chính Việt Nam được thành lập với chức năng cơ bản là tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho các tổng công ty, tập đoàn thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, hiện nay đã có 12 Công ty Tài chính và đều là các công ty trực thuộc các tập đoàn kinh tế. Sự ra đời và hoạt động của của các công ty tài chính này đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn của các tập đoàn kinh tế.
Mặc dù là loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tín dụng, nhưng lại trực thuộc một Tập đoàn kinh tế nên hoạt động không chỉ phải tuân thủ những quy định của một TCTD mà còn có những đặc thù kinh tế kỹ thuật riêng của lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tập đoàn chủ quản. Mà điểm rõ nhất là công tác thẩm định những dự án đầu tư nội ngành của từng Công ty Tài chính. Do khuôn khổ Luận văn không cho phép, tác giả chỉ xin nêu kinh nghiệm thẩm định DAĐT của hai công ty tài chính sau:
1.3.1. Kinh nghiệm thẩm định DAĐT của Tong công ty Tài chính cổ phần
Dầu khí Việt Nam (PVFC)
PVFC trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thực hiện rất tốt công tác thẩm định các dự án đầu tư mà trong giai đoạn 2002 - 2009, PVFC đã thu xếp thành công trên 18.000 tỷ đồng, trong đó các dự án của ngành dầu khí chiếm khoảng 16.460 tỷ đồng. Riêng trong năm 2010, PVFC sau khi thẩm định đã thu xếp thành công 7 dự án với tổng số vốn lên tới 432,5 triệu USD và 2.158 tỷ đồng. Nổi bật là việc thẩm định và thu xếp thành công cho DAĐT xây dựng kho nổi chứa xuất dầu thô (FPSO) phục vụ mỏ Chim Sáo, do liên doanh các nhà thầu Singapore và PVTans làm chủ đầu tư với số vốn là 227 triệu USD, đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn 500 triệu USD, Dự án Nhà máy thủy điện Đakdring 1.300 tỷ đồng, nhà máy thủy điện Hủa Na 1.000 tỷ đồng., Công ty nhiên liệu sinh học Bio Ethanol Quảng Ngãi 52 triệu USD, dự án khai thác dầu thô tại mỏ Sông Đốc (PVEF) 90 triệu USD.
Nhờ hoạt động thẩm định DAĐT có chất lượng tốt, được các đối tác tin tưởng nên đã thu xếp thành công vốn cho nhiều dự án và các hoạt động kinh doanh khác mà sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay PVFC đã trở thành một định chế tài chính quan trọng của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và là một trong những TCTD có tốc độ phát triển mạnh, bền vững, khẳng định uy tín trên thị trường tài chính, ngân hàng trong nước và bước đầu vươn ra thế giới.
Qua hơn 10 năm hoạt động (2000-2010), vốn điều lệ của PVFC đạt 5.000 tỷ đồng, trong đó PVN nắm giữ 78% cổ phần, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley (MSIHI) nắm giữ 10% cổ phần, còn lại là các cổ động pháp nhân và thể nhân trong nước. Là Công ty Tài chính ở Việt Nam đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán, hiện nay, quy mô phát triển của PVFC ngày càng lớn mạnh, gồm 10 chi nhánh, 15 phòng giao dịch tại các tỉnh trên cả nước và bốn công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính, đầu tư tài chính, chứng khoán và quản lý quỹ với đội ngũ hơn 1200 cán bộ nhân viên. Năm 2011 phấn đấu tăng vốn điều lệ lên 8.000 tỷ đồng.
1.3.2. Kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Tài chính cổphần phần
HANDICO (HAFIC).
HAFIC được thành lập ngày 16/11/2005, với lịch sử hình thành và phát triển chỉ mới 6 năm nhưng với sức trẻ và tinh thần sẵn sàng đương đầu vượt qua thử thách , năng động và sáng tạo, HAFIC đã đạt được những thành tích đáng tự hào và đang trên đường hướng tới mục tiêu trở thành một tổ chức tài chính đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Qua những năm hoạt động HAFIC đã chủ động tìm kiếm và thẩm định nhiều dự án khả thi để tạo tiền đề hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn trong nước và ngoài nước, thu xếp đảm bảo nhu cầu vốn cho Tổng công ty, các đơn vị thành viên và khách hàng doanh nghiệp triển khai các dự án đó. Ví dụ như dự án Southern Palace, dự án nhà cao tầng để bán tại phường Bồ Đề - Long Biên của Công ty CP đầu tư xây dựng số 9 Hà Nội, dự án khu chung cư Kim Chung, dự án khu đô thị Lideco.... Với sự đoàn kết, nhất trí cao trong ban lãnh đạo và những định hướng đúng đắn của Tổng công ty, đặc biệt lầ sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của cán bộ nhân viên tìm kiếm, thẩm định những dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả cũng như các hình thức huy động vốn mà năm 2009, mặc dù thị trường tài chính tiền tệ quốc tế cũng như trong nước có nhiều biến động, HAFIC vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan với sự tăng trưởng vượt bậc của tất cả các chỉ tiêu tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận. Đến cuối năm 2009, tổng doanh thu đạt 163 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2008), lợi nhuận trước thuế đạt trên 44 tỷ đồng (tăng 5,5 lần so với năm 2008). Năm 2010, HAFIC đã có những bước tiến rất quan trọng trong việc thay đổi mô hình, nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, xử lý nợ xấu và áp dụng các chuẩn mực của hệ thống ngân hàng hiện đại - điển hình là việc ứng dụng phần mềm Core Bankinh T24. Nhờ đó, HAFIC trở thành công ty Tài chính đầu tiên ở Việt Nam triển khai thành công phần mềm tiên tiến này. Cũng nhờ đó mà chất lượng thẩm định các DAĐT của Công ty này được nâng cao, tạo niền tin cho các đối tác tham gia bỏ vốn đầu tư.
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Tài chính.
Như đã trình bày, việc thẩm định DAĐT của mỗi Công ty Tài chính Việt Nam không chỉ tuân thủ những nguyên tắc chung về thẩm định DAĐT mà còn tuân thủ những đặc thù riêng của ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tập đoàn kinh tế của mình. Những kinh nghiệm thẩm định cũng như kết quả thẩm định DAĐT của hai công ty trên tuy có những đặc thù riêng nhưng cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung cho Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy nói riêng mà thiết nghĩ cũng có thể áp dụng cho các Công ty Tài chính Việt Nam nói chung. Đó là:
1.3.3.1. Ban lãnh đạo Công ty cũng như những CBTD của Công ty cần có
bản lĩnh, dũng cảm dám trình bày đầy đủ, khoa học, thuyết phục
những kết
quả thẩm định DAĐT nội ngành với Tập đoàn mà Công ty trực thuộc.
Đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Không ai khác, chính những người lãnh đạo
cũng như những cán bộ tín dụng của Công ty vừa là chuyên gia tài chính - ngân hàng
vừa là người am hiểu kinh tế - kỹ thuật đặc thù của ngành mình. Cho nên ban lãnh đạo
và các cán bộ thẩm định cần đề nghị được tham gia ngay từ khi mới có ý định chủ trương hình thành DAĐT của Tập đoàn cũng như của từng đơn vị thành viên. Nếu để
Tập đoàn tiến hành đầy đủ các thủ tục đầu tư dự án từng khâu: chủ trương đầu tư, thuê
chuyên gia lập DAĐT, giao nhiệm vụ cho Công ty phải thu xếp vốn thì việc thẩm định
DAĐT của Công ty phải tổ chức thực hiện thẩm định dự án được giao một cách khoa
học, đầy đủ, có tờ trình đầy tính thuyết phục về tính khả thi của dự án, hiệu quả của dự
1.3.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm.
Trong mục tiêu chiến lược, các Công ty Tài chính xây dựng trở thành một tổ chức tài chính - ngân hàng mạnh, cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng và tối ưu cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trong Tập đoàn. Các Công ty Tài chính cố gắng đưa ra nhiều sản phẩm đặc trưng của mình trên thị trường Tài chính - tiền tệ như: Đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư...
1.3.3.4. Sự đoàn kết, nhất trí trong ban lãnh đạo, sự ủng hộ của tập thể cán bộ nhân viên và định hướng phát triển đúng đắn của các Tập đoàn
kinh tế.
Các Công ty Tài chính nên luôn luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, đặt trọng tâm vào công tác tuyển dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ. Đội ngũ làm tín dụng nói chung và những người người làm công tác thẩm định dự án nói riềng cần được thường xuyên đào tạo, bổ xung kiến thức và có những chế độ đãi ngộ thích đáng. Những người có bản lĩnh dám bảo vệ, dám trình bày đầy đủ những kết quả thẩm định DAĐT được phân công với cấp trên, được cấp trên xem xét cho dừng dự án không khả thi, không hiệu quả thì công ty cần khen thưởng, biểu dương thích đáng. Mặt khác, công ty nên quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động qua đó khơi dậy sức trẻ, lòng nhiệt tình, bản lĩnh vững vàng ở mỗi cán bộ nhân viên nói chung và nhất là cán bộ thẩm định nói riêng để họ thực sự gắn bó, cống hiến cho công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận chung về DAĐT và chất lượng thẩm định DAĐT tại các TCTD đồng thời chương này cũng đưa ra các nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định DAĐT. Muốn đồng vốn của mình hoạt động hiệu quả và sinh lời thì các TCTD phải nghiên cứu, triển khai các giải pháp phù hợp để có thể xem xét đúng đắn hiệu quả hoạt động của các DAĐT. Dù nguồn tài liệu còn hạn chế, tác giả đã cố gắng tìm hiểu kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư của hai Công ty Tài chính trên và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẲM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chínhCông Công
nghiệp Tàu thủy
2.1.1. Quá trình hình thành
Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ là Công ty Tài chính Nhà nước thuộc
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) - Công ty mẹ, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các Luật khác có liên quan. Công ty thành lập theo Quyết định số 3456/1998/QĐ-BGTVT ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và hoạt động theo Giấy phép số 04/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 16/3/2000 với tên đầy đủ bằng tiếng Việt là ‘Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ’. Tên bằng tiếng Anh là “VIET NAM
SHIPBUIDING FINANCE COMPANY”, viết tắt là VFC. Từ 10/04/2011 Công ty
chuyển đổi sang hình thức Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy theo quyết định số 2333/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đăng ký kinh doanh số 0100996345 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21/05/2011. Chức năng hoạt động chủ yếu là thu xếp vốn cho các dự án đầu tư, thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, nhận ủy thác quản lý vốn và các dịch vụ tài chính cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên Tập đoànVinashin. Sau hơn 10 năm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/05/2000, từ số vốn điều lệ đầu tiên là 30 tỷ đồng, hiện nay tổng vốn điều lệ của VFC đã đạt tới 2.523 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản đạt 5.877 tỷ đồng, với đội ngũ gần 300 cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, chuyên ngành, Công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tài chính cho các đơn vị thành viên thuộc VINASHIN với vai trò:
- Huy động và thu hút các nguồn vốn.
Phòng Tín dụng KH trong VNS * F Phòng Giao dịch Ngân quỹ Phòng Tín dụng KH ngoài VNS F Phòng Phát triển dự án
Phòng Thẩm định F Phòng Kinh doanh tiền tệ
Phòng Đầu tư F Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Kinh doanh F Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phòng Nguồn vốn F Phòng Công nghệ Thông tin
Phòng Bảo lãnh F Phòng Hành chính Quản trị
Phòng Pháp chế Phòng Marketing
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng - tài chính.
Đến nay, Công ty đã có quan hệ tín dụng với hơn 280 khách hàng không chỉ là các đơn vị thành viên Tập đoàn, các cá nhân là cán bộ công nhân viên đang công tác trong ngành mà còn mở rộng ra nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đang hoạt động trong các thành phần kinh tế khác nhau. Công ty đã thiết lập và mở rộng quan hệ với hơn 80 TCTD, bảo hiểm, quỹ đầu tư lớn trong đó có các NHTM trong và ngoài nước, các Công ty Tài chính trong các Tổng Công ty và các Công ty Bảo hiểm... trong các hoạt động giao dịch, đặc biệt là giao dịch về huy động vốn và các dịch thanh toán qua ngân hàng.
Năm 2010 Vinashin lâm vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Đứng trước nguy cơ sup đổ của một Tập đoàn kinh tế quy mô lớn, ngày 18/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin. VFC cũng lâm vào tình thế vô cùng khó khăn, các hoạt động sản xuất kinh doanh đều giảm sút nghiêm trọng. Hiện tại VFC đang tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu của VFC nói riêng và Vinashin nói chung.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của VFC
Hiện tại, VFC có 24 đơn vị trực thuộc, bao gồm: 18 phòng nghiệp vụ, 03 chi nhánh, 03 công ty con. Các đơn vị trên đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành, Ban kiểm soát.
Cụ thể cơ cấu tổ chức của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy thể hiện ở sơ đồ sau:
--- ►
Công ty CP Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính _________ (VTBC)___________ Chi nhánh TP.HCM ◄--- Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính CNTT (VFL) Chi nhánh Hà Nội ____________________ F
Chi nhánh Hải Phòng ◄--- Công ty TNHH Chứng khoán CIMB-VINASHIN
8 9" 8^
3 Tiền gửi của TCKT và CN 706 42
7 14 9 4 Nhận ủy thác quản lý vốn 837 52 1 327 Tổng 5.035 5.395 1.906
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VFC
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VFC 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Sau hơn 10 năm chính thức đi vào hoạt động, VFC đã không ngừng phát triển chứng tỏ là một định chế tài chính của Tập đoàn.
Hoạt động huy động vốn của VFC chủ yếu là hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, tiếp nhận vốn ủy thác từ các tổ chức và cá nhân và hoạt động vay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.
Tính đến nay, VFC đã thiết lập quan hệ tín dụng thường xuyên với hơn 70 TCTD là các ngân hàng nước ngoài, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần trên toàn