Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu 052 chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 112)

Nhà nước với vai trò là người quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, để công tác thẩm định dự án của các TCTD nói chung và VFC nói riêng được thuận lợi, Nhà nước cần:

- Hoàn thiện thể chế, cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là về huy động và sử dụng vốn, về đầu tư, về ngành nghề kinh doanh, thành lập mới doanh nghiệp và quản lý, sử dụng cán bộ. Rà soát để quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu

đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc thẩm định kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xây dựng chế tài xử lý đối với đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp.

- Xây dựng một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cưỡng chế thực hiện hợp đồng cho vay, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một bộ máy hành chính đủ năng lực cưỡng chế, thi hành luật. Để

làm được điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật thích hợp về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống toà án phải công bằng và hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động của các TCTD và hoạt động tín dụng nói riêng thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách cần tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp; có những bước đệm, lộ trình thực hiện hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi trong cơ chế, chính sách, tránh làm xáo trộn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sử dụng vốn vay đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

- Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ, quy hoạch tổng thể này sẽ tạo điều kiện cho các TCTD có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp, phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được nhũng rủi ro đầu tư sai hướng của các TCTD.

- Đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nên tìm giải pháp cho tiến hành cổ phần hóa hoặc giải thể, phá sản. Chỉ nên duy trì và phát triển những doanh nghiệp làm ăn thực sự có lãi, những doanh nghiệp có vai trò thực sự quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó, tạo điều kiện cho kinh doanh tín dụng của các TCTD được hiệu quả và hạn chế bớt rủi ro.

- Với quan điểm khuyến khích, phát triển và thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong kinh

doanh, tự chịu trách nhiệm, kế toán trung thực, công khai hóa tình hình tài chính. Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp hợp lý, khoa học không gây

phiền hà nhưng chặt chẽ, hiệu quả đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Ngoài ra Nhà nước cần tăng cường các biện pháp để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị tạo môi trường tốt cho các TCTD.

Một phần của tài liệu 052 chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w