Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 27 - 32)

Có rất nhiều các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM, trong đó có một số chỉ tiêu thường được sử dụng sau đây:

- Tổng dư nợ tín dụng và kết cấu dư nợ:

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm xác định. Tổng dư nợ tín dụng bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dư nợ tín dụng tại một thời điểm thể hiện quy mô, mức độ đầu tư, mức độ đa dạng trong hoạt động cung cấp tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tín dụng thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng còn yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên còn chưa cao. Tuy nhiên, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt.

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp cho ngân hàng biết được lĩnh vực nào là thế mạnh của mình và cho vay lĩnh vực nào tiềm ẩn rủi ro cao nhất, từ đó có chiến lược đẩy mạnh cho vay theo lĩnh vực cụ thể.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng Dư nợ năm nay- Dư nợ năm trước

= _____-__-____—______-__________x100 tín dụng (%) Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu trên cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng của ngân hàng, điều này thể hiện phần nào chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này.

Neu tỷ lệ này lớn hơn 0: Dư nợ tín dụng của ngân hàng đang có sự tăng trưởng. Điều này có nghĩa là quy mô tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng.

Nếu tỷ lệ này bằng 0: Dư nợ tín dụng của ngân hàng không có sự thay đổi. Điều này có nghĩa quy mô tín dụng của ngân hàng không thay đổi.

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 0: Dư nợ tín dung dụng của ngân hàng đang giảm. Điều này có nghĩa là quy mô tín dụng của ngân hàng đang có sự thu hẹp.

- Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động:

Tỷ lệ dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng

' , i J = .—ɪ? ɪ—χ100

trên vốn huy động (%) Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu thể hiện mối tương quan giữa dư nợ tín dụng và tổng vốn huy động mà một ngân hàng huy động được. Nếu nguồn vốn huy động lớn mà dự nợ tín dụng thấp cho thấy ngân hàng đang ứ đọng vốn, điều này sẽ gây ra thiệt hại về lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động mà nhỏ, dự nợ tín dụng lớn thì điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro về thanh khoản. Do vậy ngân hàng cần duy trì một tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động phù hợp để gia tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, giải thiểu các rủi ro không đáng có.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định.

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn____x100 Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp cho thấy chất lượng tín dụng cao và ngược lại.

Dự phòng cụ thể Tỷ lệ trích (%) Nhóm 1 0 Nhóm 2 5 Nhóm 3 20 Nhóm 4 50 Nhóm 5 100

- Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ; Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ xấu (%) = r ____Nợ xấu _____x100 Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng càng thấp, đồng nghĩa với việc là chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp. Thực tế trọng hoạt động kinh doanh của ngân hàng có những rủi ro mà ngân hàng không thể tránh khỏi do chúng xuất phát từ các nguyên nhân khách quan. Vì thế tỷ lệ nợ xấu có thể không đạt tới mức bằng không nhưng ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) = J ự phòng ru' ro "' 1 dụng x100 Tổng dư nợ/ Tổng dư nợ xấu

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo đúng cam kết với ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trong trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại nợ với tỷ lệ được quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 05 nhóm nợ quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN như sau:

-∑'1=1 Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ nhất đến thứ n.

- Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i, được xác định theo công thức:

Ri = (A1- C1) x r Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản đảm bảo) cho khoản nợ thứ i

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm theo quy định. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

Ngoài ra, ngân hàng còn trích lập dự phòng chung với dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 với tỷ lệ 0.75%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

- Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quỹ trích lập, ngân hàng phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu.

- Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý truớc lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quỹ trích lập, ngân hàng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

Ngân hàng thuờng sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất và đua nợ ra theo dõi ngoại bảng khi:

- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết, mất tích.

- Nợ nhóm 5 là các khoản nợ đuợc ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi và có thể mất vốn.

Sau khi đã sử dụng dự phòng (sau khi trừ phần thu hồi từ tài sản đảm bảo) để bù đắp tổn thất do rủi ro tín dụng, ngân hàng phải nhanh chuyển các khoản nợ đã đuợc bù đắp bằng dự phòng từ hạch toán nội bảng ra hoạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Nếu dự phòng đã trích không đủ, ngân hàng phải sử dụng đến Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp phần tổn thất chua đuợc bù đắp bằng dự phòng (bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung).

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Nhu vậy, dự phòng rủi ro là lớp đệm bù đắp những tổn thất xảy ra đối với các NHTM khi khoản nợ xảy ra rủi ro. Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro này phản ánh khả năng bù đắp các khoản tổn thất của hoạt động tín dụng.

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động Thu nhập từ hoạt động tín dụng

= ____,____’______’___’_______’____x100 tín dụng (%) Tổng thu nhập của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết mức độ thu nhập mà hoạt động tín dụng đóng góp vào tổng thu nhập từ các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM nên tỷ lệ này trong tất cả các hoạt động của NHTM thuờng là lớn nhất. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy hoạt động tín dụng càng có hiệu quả. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động

tín dụng mà bỏ qua các hoạt động khác của ngân hàng, điều này dễ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng.

- Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng:

Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động Thu nhập từ hoạt động tín dụng

= _______’______’___’_______’____x100 tín dụng (%) Du nợ tín dụng bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng du nợ tín dụng thì mang lại bao nhiêu đồng thu nhập cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng cho thấy chất luợng tín dụng của ngân hàng tốt. Ngân hàng không những thu hồi đuợc vốn gốc mà còn thu đuợc lãi từ các hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w