Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 70 - 75)

Thứ nhất, tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, năng lực quản lý tài chính, năng lực lập dự án và dự báo của các khách hàng tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Một số khách hàng lập phương án sản xuất kinh doanh còn mang tính chủ quan, chỉ dựa vào kinh nghiệm với nội dung sơ sài, thiếu căn cứ, không đánh giá và làm rõ tính khả thi hay thuyết phục đối với ngân hàng. Các kế hoạch thiết kế phần lớn nhằm mục đích đối phó với ngân hàng, điều này ảnh hưởng đến quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh và khách hàng để lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Thứ ba, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về hoạt động tín dụng và các hoạt động có liên quan của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu những hướng dẫn cụ thể, dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong công tác tín dụng.

Thứ tư, sức ép cạnh tranh, lôi kéo khách hàng không chỉ giữa các Ngân hàng trên địa bàn mà còn đến từ các Chi nhánh trong cùng hệ thống BIDV.

Thứ năm, khách hàng thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng. Do việc kiểm soát thông tin của ngân hàng còn nhiều bất cập, nên điều này là

một phần khiến nhiều khách hàng hiện nay có sự thiếu minh bạch và rõ ràng trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính.

Thứ sáu, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không có thiện chí trả nợ gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Trong thực tế, không ít khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tu trục lợi, mua bán lòng vòng hoặc đầu tu vào các ngành nghề không đúng với thực tế kinh doanh và mục đích đề nghị vay vốn. Những khoản nợ này tất yếu có nguy cơ trở thành các khoản vay có vấn đề nếu Chi nhánh không kiểm soát sau cho vay chặt chẽ và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Bên cạnh đó, vì nhận thức còn hạn chế, nhiều khách hàng có dấu hiệu trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng gây ảnh huởng đến hoạt động của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương II, tác giả đã khái quát và phân tích kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đông Đô trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Dựa trên cơ sở bộ chỉ tiêu định lượng được đưa ra tại chương I, luận văn cũng đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Chi nhánh Đông Đô, từ đó đưa ra những thành tựu đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế này. Đây chính là nền tảng cho các định hướng cũng như giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Chi nhánh Đông Đô.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Phương hướng và nhiệm vụ lâu dài của BIDV Đông Đô là phấn đấu trở thành một chi nhánh vững mạnh trong mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phát triển phong phú và đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Chi nhánh tiếp tục giữ vững nền khách hàng và nỗ lực thực hiện tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, ngoài việc xem xét nâng hạn mức cho vay đối với một số khách hàng tốt, Chi nhánh đã tiếp cận cho vay đối với một số khách hàng mới có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính tốt.

- Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu - tỷ trọng tín dụng hợp lý theo định hướng của BIDV, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu đạt dưới mức kế hoạch giao. Thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng để phản ánh đúng thực trạng tín dụng;

- Phát triển khách hàng mới dựa trên thống kê của trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh - Cục Quản lý kinh doanh để nắm bắt các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn quận Cầu Giấy và địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa trên đăng ký kinh doanh, tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên hệ... Đây là nguồn thông tin để Chi nhánh có thể nắm bắt và tiếp cận các doanh nghiệp kịp thời nhằm mở rộng nền khách hàng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Chi nhánh thực hiện lựa chọn, khai thác khách hàng tiềm năng, thực hiện truyền thông và đẩy mạnh bán hàng đối với các khách hàng trên địa bàn..

- Tập trung phát triển tín dụng ngắn hạn đặc biệt là bán lẻ, phát triển các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, phục vụ nhu cầu nhà ở... để góp phần tăng dần tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân;

- Đối với các khách hàng tốt, có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD và chua sử dụng hết hạn mức tín dụng đuợc cấp tại Chi nhánh, tập trung chăm sóc, tiếp thị, huớng khách hàng tập trung sử dụng dịch vụ tại BIDV.

- Tăng cuờng công tác quản lý khách hàng. Trong quá trình cho vay cần thuờng xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhu rà soát, đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng.

- Trong công tác thẩm định cần nâng cao chất luợng thẩm định và chất luợng cán bộ quản lý khách hàng, đặc biệt quan tâm tới tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ.

- Về công tác xử lý nợ xấu:

+ Rà soát đánh giá chính xác khách hàng và thực hiện phân loại nợ (theo Thông tu 02): Định kỳ hàng quý thực hiện rà soát đánh giá khách hàng trong đó đặc biệt tập trung vào nhóm khách hàng thuộc cấu phần nợ xấu, khách hàng có ngành nghề, lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro theo cảnh báo của Hội sở chính để phân loại và đề xuất huớng xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu phát sinh nợ xấu, lãi treo.

+ Áp dụng linh hoạt các biện pháp xử lý nợ nhu miễn giảm lãi, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện khách hàng. Đối với những khách hàng thực sự khó khăn không có khả năng duy trì, phục hồi sản xuất và đặc biệt không tích cực hợp tác với ngân hàng, Chi nhánh quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý nợ vay nhu yêu cầu trả nợ vay, xử lý tài sản bảo đảm và khởi kiện khách hàng nếu cần thiết; đồng thời Chi nhánh cũng báo cáo đề xuất Hội sở chính xem xét xử lý rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời phối hợp tốt với cơ quan thi hành án và cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản và thi hành các bản án có hiệu lực theo Nghị quyết số 42. Tăng cuờng công tác phối hợp với các cơ quan tu pháp, tố tụng để tranh thụ sự ủng hộ của các cơ quan này trong công tác xử lý nợ, tiếp tục

phối hợp với cơ quan Công an để đẩy mạnh phối hợp, hỗ trợ trong thu giữ TSBĐ, xử lý nợ xấu.

- Xử lý nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC: Tập trung, quyết liệt đẩy nhanh và mạnh tiến độ thu nợ hạch toán ngoại bảng. Khẩn truơng đánh giá thực trạng từng khoản nợ, có biện pháp thu hồi nợ phù hợp, quyết liệt thu hồi tối đa nợ hạch toán ngoại bảng, nợ bán VAMC, cụ thể:

+ Quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu gộp duới 2%.

+ Xây dựng phuơng án và lộ trình cụ thể để tất toán sớm toàn bộ trái phiếu VAMC trên cơ sở các chỉ đạo của trụ sở chính (dự kiến hoàn thành trong Quý II/2019).

Một phần của tài liệu 088 chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w